Khi bị vướng đờm ở cổ họng và luôn có đờm, người bệnh cần làm gì? Để chữa trị tình trạng này, có một số biện pháp hữu ích. Đầu tiên, nên uống đủ nước để làm ẩm cổ họng và giúp đào thải đờm. Cần tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng càng làm tăng mức đờm. Nếu tình trạng kéo dài, nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa ENT (Tai Mũi Họng). Đồng thời, bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện để tăng cường sức đề kháng..
Cổ họng có đờm là một tình trạng khó chịu rất nhiều người từng trải qua. Vậy nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do đâu, liệu bạn có đang mắc bệnh gì hay không và loại bỏ chúng như thể nào, hãy cùng đọc bài viết này của loanthehongnhan.vn để hiểu rõ hơn nhé.
Đang xem: Cổ họng luôn có đờm
Đờm là gì?
Đờm là chất nhầy được tiết ra bởi các tế bào màng nhầy của đường hô hấp dưới để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, bụi, chất gây dị ứng, không khí ô nhiễm,… Thực chất cơ thể lúc nào cũng sản xuất một lượng chất nhầy trong cổ họng, nhưng bình thường chất nhầy này ít và loãng nên không được chú ý.
Khi các yếu tố gây hại tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại và các cơ quan hô hấp tiết ra nhiều chất nhầy hơn, trong các chất nhầy này có các tế bào bạch cầu giúp bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn, chất gây hại và cô lập chúng, ngăn không cho chúng tiến sâu vào phổi, bảo vệ đường hô hấp dưới an toàn. Lúc này chất nhầy trở nên nhiều và cô đặc hơn mà nhiều người gọi nó là đờm.
Như vậy cổ họng có đờm là một phản ứng bình thường của cơ thể, tuy nhiên khi cổ họng có đờm quá nhiều cũng gây ra không ít khó chịu ở cổ, để kích thích bạn khạc hoặc ho nhằm tống lượng đờm này ra ngoài.
Những nguyên nhân dẫn đến cổ họng có đờm nhiều
Nguyên nhân khiến cổ họng có đờm nhiều gây khó chịu, thậm chí đau rát rất đa dạng, có thể liên quan tới nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng, thường là do bệnh lý nào đó ở đường hô hấp. Cổ họng có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, triệu chứng có thể nhẹ, tự khỏi nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài, dai dẳng, khó điều trị nếu không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra để điều trị thích hợp.
Một số nguyên nhân bệnh lý khiến có đờm ở cổ thường gặp như:
Nhiễm trùng: viêm phế quản cấp, viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản mạn, lao,…Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)Dãn phế quảnHen suyễnDị ứngU phổi, ung thư phổiTrào ngược dạ dày-thực quản
Đờm cũng có thể được sản xuất nhiều hơn ở những người có các yếu tố dưới đây mặc dù không mắc bệnh lý gì như:
Hút thuốc láSử dụng chất kích thíchỞ trong môi trường quá khô ráo, độ ẩm thấpMôi trường xung quanh nhiều bụi bẩnUống ít nướcUống nước lạnh, cà phê, trà rượu nhiềuĂn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡSử dụng một số loại thuốc
Bên cạnh đó màu sắc của đờm cũng gợi ý tác nhân gây ho đờm:
Đờm nhày trong: hen, ung thư, laoĐờm nhày mủ: viêm phổi (màu vàng:nhiễm tụ cầu khuẩn vàngstaphylococcus aureus; màu xanh: nhiểm trực khuẩn mủ xanhpseudomonas aeruginosa; màu xám: nhiểm phế cầu streptococcus pneumoniae)Đờm bọt hồng: phù phổi cấp
Giảm bớt đờm bằng phương pháp không dùng thuốc
Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm để làm loãng đờm, giúp tống chất đờm ra ngoài dễ dàng hơn.Thường xuyên vệ sinh mũi miệng bằng nước muối để hạn chế viêm nhiễm.Dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống xung quanh thường xuyên, sạch sẽđể tránh các tác nhân bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thểBổ sung nhiều rau sạch và hoa quả vào chế độ ăn để tăng cường hệ miễn dịch.Chanh, mật ong, gừng và tỏi được khuyến cáo là tốt cho người ho đờm.Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.Giữ cho phòng đủ độ ẩm, đặc biệt là khi sử dụng điều hòa. Có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương để làm ẩm không khí liên tục. Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
Xem thêm: Những Stt Người Yêu Cũ Lấy Vợ, Lời Chúc Đám Cưới Người Yêu Cũ Hay, Sâu Sắc Nhất
Nếu sau khi áp dụng các cách trên mà tình trạng cổ họng có đờm vẫn kéo dài, không thuyên giảm thì đừng ngần ngại đến bác sĩ vì bạn có thể mắc bệnh lý ở đường hô hấp, cần xác định chính xác nguyên nhân để điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc long đờm để cải thiện tình trạng cổ họng có đờm này.
Uống nhiều nước ấm, cũng như thường xuyên xúc miêng bằng nước muối sẽ giúp cải thiện đờm ở cổ.
Thuốc giúp loại bỏ tình trạng cổ họng có đờm nhiều
Thuốc long đờm: Các thuốc này làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết. Đồng thời, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại và loại bỏ những tác nhân kích thích khiến cổ họng có đờm. Đó là các hoạt chất guaifenesin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natri benzoat, terpin hydrate…
Thuốc tiêu đờm: Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách phá vỡ, cắt đứt cầu nối disulfit S-S của những sợi mucopolysaccharid, từ đó không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm mà chỉ giảm độ nhớt và độ quánh của đờm do đó đờm dễ bị tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine…
Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm, tiêu đờm:
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc, dùng quá 10 ngày vì dễ gặp tác dụng phụMột số tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, phát ban, mẩn ngứa. Người hen suyễn cẩn thận khi sử dụng thuốc long đờm, do thuốc có thể khiến bệnh nhân bị co thắt phế quản. Nếu tình trạng này xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc rồi xin tư vấn của bác sĩ.Những người bị suy nhược cơ thể, không thể ho khạc nhiều cũng không nên sử dụng thuốc vì có thể sẽ gây nên tình trạng ứ đọng đờm làm tình trạng bệnh nặng hơn.Trường hợp bệnh nhân muốn giảm ho mà phế quản có nhiều đờm loãng thì phải thực hiện hút đờm nhầy.Nếu đang sử dụng thuốc giảm khả năng bài tiết dịch phế quản hoặc thuốc trị ho thì cũng không nên sử dụng thuốc long đờm.
Thuốc tiêu đờm Bisolvon(Bromhexin) 8mg
Cổ họng có đờm là tình trạng ai cũng từng gặp phải trong đời, đa số là thoáng qua và tự khỏi. Tuy nhiên ở một số người nó có thể kéo dài, gợi ý môi trường sống xung quanh hoặc lối sống của bạn kém lành mạnh hoặc thậm chí bạn đang mắc bệnh lý gì đó ở hệ hô hấp. Lúc này đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác bạn nhé.
Xem thêm: Vắc Xin 3 Trong 1 Gồm Những Bệnh Nào? Nên Tiêm Khi Nào? Nên Tiêm Vắc Xin Sởi Đơn Hay Vắc Xin 3 Trong 1
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, loanthehongnhan.vn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặcCHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Cổ họng có đờm là tình trạng khó chịu mà nhiều người gặp phải. Đờm là chất nhầy bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Đờm có thể do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý ở đường hô hấp gây ra. Một số nguyên nhân khác bao gồm hút thuốc lá, môi trường khô ráo, uống ít nước và sử dụng một số loại thuốc. Để giảm bớt đờm, bạn nên uống nhiều nước, vệ sinh mũi miệng, và duy trì môi trường sống sạch sẽ. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Các loại thuốc long đờm và tiêu đờm cũng có thể được sử dụng để giảm tình trạng cổ họng có đờm.
Hastags: #Bị #Vướng #Đờm #Ở #Cổ #Họng #Luôn #Có #Đờm #Nên #Làm #Gì #Cách #Chữa #Trị
Leave a Reply