Các chương trình mục tiêu quốc gia ở Việt Nam đã đạt được những chuyển biến tích cực đáng kể. Nhờ các chính sách và các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, nhiều vùng miền nông thôn đã được phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là những thành tựu quan trọng trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao giáo dục và y tế cho cả dân số. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết, như cải thiện quản lý, phân phối nguồn lực hợp lý và đồng thuận giữa các bộ, ban, ngành..
Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền giai đoạn 2021 – 2030”, đã làm việc với Chính phủ.
Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, sau hơn 1 năm triển khai giám sát, đến nay về cơ bản, Đoàn đã hoàn thành công việc bước đầu.
Báo cáo kết quả giám sát cho thấy, các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước có 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2022 giảm 1,17%, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 3,4% đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội giao. Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan còn chậm. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương còn hạn chế, chưa thực sự phát huy chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động của cơ chế một Ban Chỉ đạo chung 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thành lập tổ chức, bộ máy giúp việc chưa có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương, ở một số nơi còn chưa sát thực tế làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện lồng ghép được…
Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và khẳng định tính đúng đắn, kịp thời của chuyên đề giám sát từ đó tạo ra chuyển biến cả trong nhận thức và hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát nêu rõ, 1 năm qua, ngay trong quá trình giám sát, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có những chuyển biến rất tích cực. Đồng thời đề nghị trên cơ sở cuộc làm việc, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ, hướng dẫn, giải thích cho các địa phương trong triển khai thực hiện.
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Các #chương #trình #mục #tiêu #quốc #gia #đã #có #những #chuyển #biến #rất #tích #cực
Nguồn bài viết: dangcongsan.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply