Chế độ quay video Slow Motion là chức năng trên các thiết bị di động hoặc máy ảnh, cho phép quay video với tốc độ khung hình chậm hơn so với thời gian thực. Khi quay video Slow Motion, video sẽ được giảm tốc độ phát lại, tạo ra hiệu ứng chậm. Điều quan trọng khi quay video Slow Motion là lưu ý đến ánh sáng, chất lượng hình ảnh, và độ phân giải của video để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, cần chú ý sử dụng chế độ này vào những tình huống phù hợp để tạo ra những khung cảnh độc đáo và ấn tượng..
Slow Motion là cụm từ tiếng anh có nghĩa là chuyển động chậm. Vậy bạn đã biết về chế độ quay video Slow Motion chưa? Bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu chế độ quay video Slow Motion là gì? Lưu ý cần thiết khi quay video Slow Motion nhé!
Mục Lục Bài Viết
Chế độ quay video Slow Motion là gì?
Slow Motion được hiểu là chuyển động chậm và đối với các dòng điện thoại di động thì nó còn được gọi là các video quay chậm.
Hiệu ứng này được áp dụng nhiều trong các trong các bộ phim, quảng cáo và truyền hình. Nhưng với sự tiến bộ lớn trong công nghệ điện thoại, giờ đây mọi người có thể quay phim ở chế độ chuyển động chậm ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của video Slow Motion là máy sẽ quay hình ảnh với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát lại. Về cơ bản nó mất rất nhiều khung hình tĩnh mỗi giây và khi chúng được phát lại ở tốc bình thường, thời gian dường như sẽ được chuyển động chậm lại.
Lấy ví dụ, nếu bạn quay video ở tốc độ 24 khung hình / giây và phát chúng ở tốc độ 24 khung hình / giây (tốc độ chuẩn khi phát video), bạn sẽ thấy chuyển động của nó là bình thường.
Nhưng khi bạn quay với tốc độ nhanh hơn như 1.455 khung hình / giây và phát lại ở tốc độ 24 khung hình / giây bạn sẽ thấy hành động trong video sẽ được chuyển động chậm lại.
Lưu ý cần thiết khi quay Slow Motion
Khi quay video Slow Motion thì do số lượng khung hình máy lưu lại trong một giây là rất lớn nên bạn cần đảm bảo ánh sáng đủ tốt để video của bạn có chất lượng hơn, không bị nhòe.
Việc quay bằng hiệu ứng Slow Motion khiến chiếc điện thoại của bạn tốn pin và bộ nhớ rất nhiều khi so với quay thông thường, vì thế mà bạn cần chú ý kỹ dung lượng bộ nhớ cũng như pin trước khi quay.
Ngoài ra do chống rung không bằng video thường, bạn cần để thiết bị được cân bằng hoặc giữ vững tay để chất lượng Slow Motion được tốt nhất.
Nếu làm được những điều trên, đảm bảo bạn sẽ có được những video quay chậm sinh động, nhìn rõ từng bước chi tiết của vật thể.
Các dòng máy hỗ trợ quay Slow Motion
Chế độ quay Slow Motion được đáp ứng không chỉ riêng về các dòng cao cấp mà cả các smartphone giá rẻ cũng đã được hỗ trợ như Vsmart Live, OPPO A92, Vivo Y12s,…
*
Tính năng này khá thú vị và được rất nhiều người dùng yêu thích và sử dụng, lần đầu tiên tính năng này được Apple giới thiệu là trên chiếc iPhone 5S ra mắt vào năm 2013 với tốc độ quay là 120 khung hình trên giây.
Hiện nay thì từ bộ đôi S9/S9+, Samsung đã phát triển chế độ Slow Motion đạt tới tốc độ quay video Super Slow Motion lên tới 960fps. Bên cạnh đó Sony Xperia XZ1, OPPO Reno2 F, Realme 5 Pro, Xiaomi Redmi Note 9S,… cũng đã hỗ trợ quay video tốc độ siêu chậm lên tới 960 khung hình trên giây.
Slow Motion thật sự đã cho chúng ta những trải nghiệm vô cùng thú vị và chúng ta cũng vừa tìm hiểu chế độ quay video Slow Motion là gì trên smartphone. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, hẹn gặp lại trong những bài viết lần sau.
Slow Motion là chế độ quay video chuyển động chậm. Nguyên tắc hoạt động của Slow Motion là máy quay video với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát lại, tạo ra hiệu ứng chuyển động chậm. Khi quay video Slow Motion, cần đảm bảo ánh sáng đủ tốt và chú ý đến dung lượng pin và bộ nhớ của thiết bị. Các dòng điện thoại hỗ trợ chế độ quay Slow Motion bao gồm Vsmart Live, OPPO A92, Vivo Y12s, iPhone, Samsung Galaxy S9/S9+, Sony Xperia XZ1, OPPO Reno2 F, Realme 5 Pro và Xiaomi Redmi Note 9S. Chế độ Slow Motion mang đến trải nghiệm thú vị và độc đáo trong quay video trên smartphone.
Hastags: #Chế #độ #quay #video #Slow #Motion #là #gì #Lưu #khi #quay #video #Slow #Motion
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply