Chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ tại CAND. Điều này đòi hỏi sự tư duy sáng tạo và những giải pháp công nghệ mới để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. CAND tập trung vào việc xây dựng hệ thống số hoá và ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức và quản lý hoạt động của mình. Qua việc áp dụng chuyển đổi số, CAND hy vọng sẽ nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp 4.0..
(ANTV) – Năm 2023 được Chính phủ xác định là Năm dữ liệu số quốc gia với chủ đề là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Đây cũng là năm thứ 2, Việt Nam kỷ niệm Ngày chuyển đổi số quốc gia – được tổ chức hằng năm vào Ngày 10/10.
Ngày 10/10 cũng là ngày được Bộ Công an chọn là Ngày chuyển đổi số trong Công an nhân dân. Năm 2023, lực lượng Công an nhân dân đã tiếp tục có những nỗ lực triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ, khai thác dữ liệu tạo ra giá trị mới phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an xây dựng, quản lý và vận hành, được xác định là nền tảng ban đầu của quá trình chuyển đổi mang tính đột phá ở nước ta. Năm 2023, tiếp tục khai thác, phát huy giá trị từ dữ liệu dân cư đã kết nối, liên thông, chia sẻ đồng bộ với 1 số cơ sở dữ liệu quốc gia khác như: Hộ tịch, bảo hiểm, đất đai, đăng ký doanh nghiệp…
Với các yêu cầu “đúng, đủ, sạch, sống” và ngày càng được làm giàu, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo xu thế dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu của các ngành, lĩnh vực trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Nếu như trước đây, để hoàn tất thủ tục cho 1 đứa trẻ mới ra đời, người dân phải xếp hàng lấy giấy chứng sinh tại cơ quan y tế, và phải đi các cơ quan khác nhau như: Đăng kí khai sinh tại bộ phận tư pháp; Đăng kí thường trú tại cơ quan công an; Làm thẻ BHYT tại cơ quan BHXH. Giờ đây, chỉ cần 1 thao tác qua cổng dịch vụ công quốc gia, đã có thể giải quyết cùng lúc thủ tục này.
Tương tự nếu gia đình khi có người thân qua đời, thủ tục liên quan đến khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí cũng chỉ cần 1 lần giải quyết.
Điều này sẽ không thể thực hiện, nếu dữ liệu không có sự chia sẻ, đồng bộ từ Y tế – Tư pháp – Công an và BHXH. Từ ngày 10/7, 2 nhóm dịch vụ công liên thông này đã được triển khai trên toàn quốc, đến nay có gần 200.000 lượt liên thông khai sinh và trên 16.000 lượt liên thông khai tử.
Dữ liệu quốc gia về dân cư và dữ liệu quốc gia về bảo hiểm được đồng bộ, giờ đây trên 98% cơ sở y tế trên cả nước, công dân chỉ cần sử dụng duy nhất thẻ Căn cước công dân gắn chíp khi đi khám, chữa bệnh, thay thế thẻ BHYT giấy
Trong lĩnh vực giáo dục, các em học sinh cũng chỉ cần CCCD gắn chip và mã định danh đã hoàn tất việc đăng ký thi trực tuyến. Dữ liệu dân cư và dữ liệu giáo dục đào tạo được kết nối đã giúp 92% hồ sơ cán bộ, giáo viên và học sinh được xác thực, định danh.
Đó chỉ là 1 trong số những hiệu quả từ thực tiễn khi hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử từ Bộ Công an có sự kết nối chia sẻ 2 chiều, qua đó đã đồng bộ dữ liệu với 15 bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương.
Tạo nền tảng thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến khi giờ đây, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.
Có thể thấy, vai trò của ứng dụng dữ liệu dân cư được Bộ Công an chia sẻ, kết nối đã giúp các Bộ, Ngành địa phương đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân.
Đồng thời hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin, giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang được lưu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.
Cùng với sự đồng hành, chia sẻ dữ liệu với các Bộ Ngành, địa phương, trong năm 2023 thực hiện chủ đề “Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy việc tạo lập, xây dựng, khai thác dữ liệu số trong toàn lực lượng. Đây là năm có nhiều chuyển biến, đặt nền móng cho chuyển đổi số quốc gia nói chung, của ngành Công an nói riêng với những kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định sự quyết tâm của lực lượng Công an nhân dân là đơn vị đi đầu, tạo xu thế dẫn dắt trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 10/10/2023 – Bộ Công an đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số trong CAND lần thứ hai.
Nhìn lại 1 năm phát động chuyển đổi số trong ngành Công an.
Đến nay, Bộ Công an đã hoàn thành 100% việc cung cấp 224/224 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, trong đó có 11 Dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06.
Triển khai hộ khẩu điện tử với đầy đủ 18 trường thông tin, hoàn thành cắt giảm yêu cầu việc nộp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú đối với 28 dịch vụ.
Cắt giảm yêu cầu nộp bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, bãi bỏ một số giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân đối với 58 dịch vụ.
Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trung bình đạt gần 80%.
Nhiều dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an đã nhận được sự hưởng ứng của nhân dân như: Đăng ký cư trú; Đăng ký phương tiệp giao thông đến công an cấp xã…hay như việc triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông. Trên 90% người dân thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu online.
Ứng dụng định danh điện tử quốc gia – VN-eID với gần 40 triệu tài khoản định danh được cài đặt, kích hoạt cho phép công dân sử dụng thay thế giấy tờ vật lý khi giải quyết thủ tục hành chính, hay khi làm thủ tục bay đối với các chuyến bay trong nước.
Việc tích hợp giấy phép lái xe, sổ BHXH, thẻ BHYT, cùng nhiều tiện ích như thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… đã từng bước phục vụ nhân dân tốt hơn.
Cổng Dịch vụ công Bộ Công an cho phép lượt truy cập lên tới 13.000 người tại 1 thời điểm, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp nhiều dịch vụ, hệ thống thanh toán trực tuyến và biên lai điện tử.
Bộ Công an cũng đã số hóa hơn 142 triệu kết quả thủ tục hành chính, làm sạch hơn 30 triệu hồ sơ, và tiếp tục đẩy mạnh với mục tiêu mỗi năm số hóa đạt tối thiểu 20%, đến năm 2025 đạt 100%.
Ứng dụng từ chuyển đổi số cũng đã thay đổi cách làm khi hiện nay 100% lực lượng cảnh sát khu vực ở cấp xã làm việc trên môi trường điện tử.
Trên cơ sở đó phát huy, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để ưu tiên phát triển dịch vụ công trực tuyến ngành công an.
9 tháng đầu năm nay, Bộ Công an đã hoàn thành gần 66% các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023. Hiện nay 4 cấp toàn ngành đang tiếp tục nỗ lực thực hiện, bảo đảm hoàn thành 38/38 nhiệm vụ chuyển đổi số từ nay đến cuối năm.
Tại hội nghị về chuyển đổi số trong CAND lần thứ 2, đã có 6 dịch vụ công tiêu biểu ngành Công an được vinh danh. Đây là những dịch vụ công có tỷ lệ sử dụng trên 90% và được người dân đánh giá rất cao về tính ứng dụng hiệu quả.
Hội nghị cũng đã xác định năm 2024 sẽ là năm ngành Công an “bắt đầu chuyển đổi trạng thái” từ môi trường làm việc “truyền thống” sang môi trường “điện tử”, hướng đến thực hiện 3 mục tiêu: xây dựng xã hội văn minh, góp phần phát triển kinh tế và phòng chống tội phạm. Đây là bước đi quan trọng để ngành Công an đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, qua đó triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ.
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Chuyển #đổi #số #trong #CAND
Nguồn bài viết: antv.gov.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply