Đắk Nông, một tỉnh ở Việt Nam, đang tạo động lực từ chính bản thân để phát triển. Với mong muốn nâng cao tình hình kinh tế và đời sống người dân, tỉnh này thúc đẩy các dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, du lịch và công nghệ. Đắk Nông cũng chú trọng vào phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh của các nhân viên trong tỉnh. Bằng việc tự cung cấp động lực, Đắk Nông đang chứng tỏ sự quyết tâm và tầm nhìn vững chắc trong việc phát triển địa phương..
Thay đổi môi trường đầu tư
Một trong những điểm sáng đáng mừng nhất của Đắk Nông được cộng đồng doanh nghiệp, người dân ghi nhận, đánh giá cao là sự năng động, linh hoạt của chính quyền trong những năm qua.
Điều đó được thể hiện qua kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Đắk Nông. Với việc tăng 14 bậc trong thứ hạng PCI, Đắk Nông vươn từ vị trí thứ 52 lên thứ 38/63 tỉnh, thành trong cả nước.
Đây là năm Đắk Nông có điểm số cao nhất trong vòng 17 năm qua (2006-2022), với 68,87 điểm. Cũng với điểm số điểm này, Đắk Nông đã xếp thứ 3/5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, sau Lâm Đồng và Kon Tum.
Một kết quả minh chứng nữa cho sự nỗ lực của Đắk Nông đó là chỉ số PAR INDEX năm 2022 đạt 84,86 điểm, tăng 4 bậc so với năm trước, xếp hạng 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong đó, năm 2022 cũng là năm đầu tiên, Đắk Nông đạt thứ hạng cao nhất và đứng đầu trong nhóm các tỉnh Tây Nguyên đối với chỉ số thành phần về Xây dựng và phát triển Chính quyền số, Chính quyền điện tử.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Nông Nguyễn Ngọc Chính bày tỏ, Đắk Nông đang có sự chuyển mình tích cực từ các cấp chính quyền. Điều đó được thể hiện qua tính năng động và tiên phong của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá chính quyền linh hoạt hơn, sáng tạo hơn trong việc giải quyết các sự việc. Chất lượng thực thi chính sách của các sở, ngành và địa phương được cải thiện rất nhiều.
Là tỉnh xuất phát điểm thấp, nhưng Đắk Nông hiện có GDP bình quân đầu người ở nhóm trung bình trong cả nước, xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2 khu vực Tây Nguyên, chỉ sau Lâm Đồng…
Địa phương hiện nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất cả nước, giai đoạn 2006-2021. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của Đắk Nông giảm từ 26,5% (năm 2006) xuống còn 8,2% (năm 2021).
Như vậy, sau 16 năm, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 17,3%. So với các tỉnh Tây Nguyên, trong giai đoạn này, tỷ lệ nghèo đa chiều của Đắk Nông thấp hơn mức bình quân chung của cả khu vực.
Những kết quả này chính là sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao của chính quyền, các cấp, ngành. Đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh.
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2021-2023 của Đắk Nông đạt 7,73%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,97%; công nghiệp và xây dựng tăng 16,56%; dịch vụ tăng 6,68%; thuế trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6%. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước thực hiện được 60,64 triệu đồng, đạt 86,63% kế hoạch.
Làm mới hình ảnh
Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Ðắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu, Ðắk Nông trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025, tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên; đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên.
Bàn về giải pháp thực hiện cho những mục tiêu này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cho hay, muốn đạt được như kỳ vọng, Đắk Nông phải tiến hành từng bước. Bởi thực trạng của địa phương hiện nay thể hiện tỉnh chưa sẵn sàng để triển khai phát triển đột phá ngay như mong đợi.
Trong Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, định hướng tới năm 2050 vẫn tập trung cho 3 trụ cột kinh tế chính, đó là công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.
Ông Y Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược, Đắk Nông cần chú trọng xây dựng và nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức các cấp.
Tỉnh phải tạo dựng được một đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, kiên trì, sáng tạo và quyết tâm cao. Có như vậy, mới sớm tháo gỡ những ách tắc trong cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư thân thiện
Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Lê Diễn cho rằng, dư địa trong phát triển còn rất lớn, Đắk Nông cần tiếp tục khắc phục những tồn tại hiện hữu, khai thác hiệu quả các lợi thế.
Tỉnh tiếp tục kiến tạo tốt môi trường đầu tư. Trong đó, tỉnh cần chú trọng thu hút những doanh nghiệp lớn để dẫn dắt đầu tư phát triển, thúc đẩy các mặt kinh tế-xã hội.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, về các trụ cột lớn, Đắk Nông cần đặt đầu tư công và vai trò của Chính phủ vào vị trí tạo tiền đề cho sự bứt phá.
Điều này cũng sẽ giải quyết những gánh nặng về cơ sở hạ tầng. Năng lực nội tại của tỉnh nên tập trung ở 2 cánh đó là phát triển kinh tế tư nhân và năng lực quản trị điều hành của chính quyền địa phương.
Cùng bám sát vào thế mạnh của mình trên 3 trụ cột đó, tỉnh sẽ chú trọng thêm khâu bảo đảm môi trường, năng lượng xanh, văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển.
“Tỉnh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng để các nhà đầu tư đến với Đắk Nông khai phá, phát huy tiềm năng, lợi thế”, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười chia sẻ.
Trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực còn phiền hà, đồng thời, thu hẹp khoảng cách thực thi giữa cấp tỉnh và cấp sở, ngành, địa phương; tạo môi trường kinh doanh minh bạch và an toàn.
Để làm được điều này, Đắk Nông tiếp tục phát huy vai trò của người đứng đầu. Người đứng đầu các ngành, các cấp tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, để ngày càng phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Đắk Nông, một tỉnh ở Việt Nam, đã đạt được thành tựu đáng chú ý trong môi trường đầu tư và phát triển kinh tế. Tính linh hoạt và năng động của chính quyền tỉnh đã được công nhận và đánh giá cao bởi cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tỉnh đã tăng hạng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đạt điểm số cao nhất trong 17 năm qua và xếp thứ ba trong khu vực Tây Nguyên. Đắk Nông cũng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách đáng kể trong giai đoạn từ 2006-2021. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng năng lực thực thi công vụ để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Hastags: #Đắk #Nông #tạo #động #lực #từ #chính #mình
Nguồn bài viết: baodaknong.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply