Độ bao phủ màu DCI-P3 là một tiêu chuẩn đo đạc độ rộng của màu sắc mà một màn hình có thể hiển thị. Nó đo lường khả năng của màn hình trong việc tái hiện các gam màu rự rỡ và số lượng màu sắc mà màn hình có thể hiển thị. Độ bao phủ màu DCI-P3 được sử dụng phổ biến trong các thiết bị hiển thị video như điện thoại di động, máy tính và tivi. Nó là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để đánh giá chất lượng màu sắc và độ phong phú của màn hình..
Adobe RGB, sRGB là các tiêu chuẩn độ phủ màu khá phổ biến trên thị trường khiến người dùng dễ bắt gặp, nhưng trong những năm gần đây với các ưu điểm cùng với giá thành rẻ làm cho độ phủ màu DCI-P3 bắt đầu được trang bị trên nhiều dòng sản phẩm, làm cho khá nhiều người dùng thắc mắc nó là gì và có những ưu điểm ra sao? Giờ hãy cùng mình làm rõ những vấn đề này ở bài viết bên dưới nhé!
Xem ngay các sản phẩm phụ kiện đang giảm giá SỐC
Mục Lục Bài Viết
Độ bao phủ màu là gì?
Độ bao phủ màu hay dải màu (color gamut) là một thuật ngữ chỉ những vùng nằm trong giới hạn của các màu sắc so với thực tế mà mắt người có thể nhận biết được (phổ màu nhìn thấy được), biểu hiện khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số như trên máy ảnh, màn hình, máy in ấn,…
Độ bao phủ màu DCI-P3 là gì?
Độ bao phủ màu DCI-P3 còn được gọi với cái tên P3 hay Display P3 là tên viết tắt của Digital Cinema Initiative – Giao thức 3. Được cho ra mắt vào năm 2020 bởi Digital Cinema Initiative (DCI) và Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE).
Được đánh giá là chuẩn màu tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp Hoa Kỳ, bởi được sản xuất cho ra giá thành rẻ hơn chuẩn màu Adobe RGB và có chất lượng hiển thị tốt hơn 25% so với sRGB, nghĩa là DCI-P3 đang ở mức giữa về giá thành lẫn hiệu quả hình ảnh so với hai chuẩn màn hình phổ biến hiện nay như Adobe RGB và sRGB.
Độ bao phủ màu DCI-P3 được biểu thị dưới dạng phần trăm (Ví dụ: 70% DCI-P3, 85% DCI-P3,…) thể hiện khả năng tái tạo màu sắc hình ảnh của thiết bị khoảng bao nhiêu phần trăm trong không gian DCI-P3. Độ phủ màu càng cao cho ra hình ảnh nhiều màu sắc và rực rỡ.
Được đánh giá là chuẩn màu của ngành công nghiệp Hoa Kỳ, thường được áp dụng cho các bộ phim bom tấn cho nên màu sắc hiển thị cho các sản phẩm trang bị sẽ rất tối ưu cho việc xem phim, đem lại màu sắc chân thực trải nghiệm tuyệt vời hơn. Bởi giá thành tốt hơn so với Adobe RGB và đem lại độ chân thực khá tốt, khiến cho các nhà sản xuất đang dần sử dụng chuẩn màn hình này vào nhiều thiết bị laptop gaming để hạ thấp giá thành nhưng vẫn đem lại chất lượng hình ảnh tốt cho các game thủ.
*
So sánh độ bao phủ màu DCI-P3 và sRGB
Bởi có độ phủ màu cao hơn khoảng 25%, khiến cho DCI-P3 cung cấp nhiều màu sắc, đem lại hình ảnh trong bão hòa, rực rỡ hơn so với màn hình có độ phủ màu sRGB. Với độ phủ màu cao còn giúp cho DCI-P3 hiển thị nội dung HDR một cách chân thực hơn so với sRGB. Ngoài ra DCI-P3 có thể sử dụng màu 10-bit so với 8-bit của sRGB, đây cũng là một điểm cộng dành cho DCI-P3.
Hy vọng bài viết này mang đến nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc, nếu có thắc mắc hay ý kiến đóng góp vui lòng để lại lời nhắn ở phần bình luận bên dưới nhé!
Quảng cáo này giới thiệu về độ bao phủ màu DCI-P3 và so sánh nó với các tiêu chuẩn độ phủ màu khác như Adobe RGB và sRGB. Độ bao phủ màu là khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số. DCI-P3 là chuẩn màu của ngành công nghiệp Hoa Kỳ và được áp dụng cho các bộ phim bom tấn. Nó có độ phủ màu cao hơn và đem lại hình ảnh sắc nét và chân thực hơn. DCI-P3 cũng có thể sử dụng màu 10-bit, tạo điểm cộng cho nó.
Hastags: #Độ #bao #phủ #màu #DCIP3 #là #gì
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply