Ethiopia đang tập trung tích nước cho dự án đập Grand Ethiopian Renaissance, đập lớn nhất châu Phi. Dự án này nhằm cung cấp điện cho Ethiopia và các nước láng giềng. Đập sẽ tích nước từ sông Nile, tạo ra một hồ chứa rộng lớn. Việc tích nước này gây tranh cãi với các quốc gia dưới dòng sông Nile, như Misri (Ai Cập) và Sudan. Ethiopia cho rằng đập này là cách tiến xa hơn trong phát triển năng lượng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia..
Ethiopia tuyên bố trữ đầy nước cho siêu đập Đại Phục Hưng trên sông Nile, bất chấp căng thẳng về tranh chấp nguồn nước với Ai Cập và Sudan.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed ngày 10/9 thông báo công tác trữ nước cho đập Đại Phục Hưng đã hoàn thành dù “đối mặt nhiều thử thách”. “Chúng ta nhiều lần bị trì hoãn, gặp áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng vẫn đi tới bước này nhờ Chúa phù hộ”, ông Abiy nói.
Cơ quan truyền thông của chính phủ Ethiopia tuyên bố siêu đập lớn nhất châu Phi sẽ là “món quà cho thế hệ sau”. “Thế hệ anh hùng hôm nay sẽ xây dựng Ethiopia hùng mạnh ngày mai trên nền tảng vững chắc”, cơ quan này tuyên bố.
“Tôi rất vui mừng thông báo đã hoàn thành công tác trữ nước lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng của đập Đại Phục Hưng”, ông thông báo. “Tôi tin rằng kế tiếp, chúng ta sẽ hoàn thành kế hoạch đã đề ra”.
Bộ Ngoại giao Ai Cập lập tức lên tiếng, cho rằng việc Ethiopia trữ đầy nước đập Đại Phục Hưng là “trái phép”, nhấn mạnh biện pháp “đơn phương” mà Addis Ababa thực hiện sẽ gây sức ép lên đàm phán với Ai Cập và Sudan ở vùng hạ lưu. Các cuộc đàm phán về nguồn nước giữa ba quốc gia đã bị dừng từ năm 2021 và mới nối lại tháng trước.
Ai Cập và Sudan lo ngại con đập khổng lồ 4,2 tỷ USD sẽ gây suy giảm nghiêm trọng lượng nước sông Nile chảy tới hai quốc gia hạ lưu và đã nhiều lần yêu cầu Addis Ababa ngừng trữ nước tới khi ba bên đạt được thỏa thuận về cách thức hoạt động của con đập.
Nếu hoạt động hết công suất, đập Đại Phục Hưng dài 1,8 km, cao 145 m, có thể sản xuất hơn 5.000 MW điện, giúp tăng gấp đôi sản lượng điện của Ethiopia. Hiện chỉ một nửa trong số 120 triệu dân tại quốc gia này được sử dụng điện.
Sudan chưa phản ứng trước thông báo của Ethiopia. Con đập đã trở thành trọng tâm của tranh chấp khu vực từ khi Ethiopia khởi công dự án năm 2011. Ai Cập, quốc gia đang đối mặt tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng, cho rằng con đập là mối đe dọa vì 97% nhu cầu nước của Ai Cập phụ thuộc vào sông Nile.
Sudan nhiều lần thay đổi lập trường về con đập. Ethiopia cho hay con đập nằm cách biên giới Sudan khoảng 30 km và sẽ không làm giảm lượng nước chảy xuống hạ lưu.
Liên Hợp Quốc dự đoán Ai Cập “sẽ hết nước vào năm 2025” và nhiều vùng ở Sudan, nơi nơi đang lâm vào xung đột, ngày càng dễ bị hạn hán do biến đổi khí hậu.
Hồng Hạnh (Theo AFP)
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Ethiopia #tích #nước #cho #siêu #đập #lớn #nhất #châu #Phi
Nguồn bài viết: vnexpress.net
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply