Việc thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các khu vực nội và ngoại thành là một mục tiêu quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện nay. Điều này đảm bảo rằng mọi học sinh, bất kể sống ở đâu, đều có cơ hội tiếp cận một chất lượng giáo dục tương đương. Công tác này đòi hỏi sự đầu tư và phát triển đồng đều về cơ sở vật chất, chương trình học và giáo viên chất lượng, từ các trường học nội thành đến các trường học ngoại thành. Nếu có thành công trong việc này, sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục và giảm bớt bất bình đẳng giáo dục trong xã hội đồng thời giúp xây dựng một công dân thông minh và đáng tin cậy cho tương lai đất nước..
Ngành Giáo dục Hà Nội triển khai cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến Hiệu quả từ phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” |
Những kết quả đáng ghi nhận
Năm học 2022 – 2023, được sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học, từ đó đạt được những kết quả toàn diện.
Năm học 2022 – 2023, Hà Nội tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Ảnh: P.T |
Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao. Mạng lưới các trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tiếp tục được rà soát, bổ sung. Toàn Thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123 nghìn giáo viên.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Tính đến tháng 6/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 72,4%. Đến thời điểm này, toàn Thành phố đã công nhận được 23 trường chất lượng cao, trong đó có 17 trường công lập và 6 trường ngoài công lập; triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn Thành phố.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh đầu cấp và quản lý học sinh được chú trọng đẩy mạnh, tiến tới đồng bộ hóa dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Học sinh Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi với 8 học sinh đạt giải quốc tế; 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông. Đặc biệt, Hà Nội còn đứng đầu Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V; 4/4 dự án thi khoa học kỹ thuật quốc gia đều đoạt giải. Đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của các nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế và chủ động nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, bằng nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có việc quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu, kém, năm 2023, Hà Nội đã bứt phá về tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông với 99,56% học sinh tốt nghiệp, xếp thứ 16 của cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2022. Hà Nội cũng là 1 trong 4 địa phương đầu tiên trong cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Cần cơ chế đặc thù
Theo ghi nhận, thời gian qua, công tác GD&ĐT luôn được Thành ủy, UBND Thành phố đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực. Năm học 2022 – 2023, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết về GD&ĐT, trong đó có những cơ chế, chính sách mới như ban hành nghị quyết về giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước; xây dựng nghị quyết quy định hỗ trợ nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
Thành phố cũng đã trình Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết chuyên đề về đầu tư công đối với lĩnh vực giáo dục, trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, bố trí hơn 30 nghìn tỷ đồng triển khai thực hiện 653 dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa các trường học… để phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố đạt 80 – 85%…
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các trường của quận nội thành với các trường của huyện ngoại thành, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, Thành phố đã triển khai phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”… Qua 6 tháng triển khai thực hiện, đến nay, 30/30 Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; 80 trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố đã xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết về hợp tác về giáo dục tham gia phong trào. Có 239 chuyên đề nội dung chia sẻ, liên kết đã được thực hiện cấp quận/huyện; 467 trường đã chủ động kết nối, chia sẻ cấp trường trong cùng đơn vị và giữa các đơn vị; 989 chuyên đề nội dung chia sẻ, liên kết đã được thực hiện cấp trường…
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác GD&ĐT, thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy định về số lượng cấp phó của các cơ sở giáo dục tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Thành phố Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu và trình Thủ tướng sớm triển khai về việc số hóa sách giáo khoa; quan tâm, có chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, công chức công tác trong lĩnh vực GD&ĐT để thực hiện chủ trương tại Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, cụ thể: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, hiện nay, Hà Nội có tình trạng tăng dân số cơ học rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 50 đến 60 nghìn học sinh, tương ứng với việc cần phải xây mới từ 30 đến 40 trường học. Tuy nhiên, một số địa phương, đặc biệt là các quận nội thành hạn chế về quỹ đất. Thành phố Hà Nội đề nghị các cấp xem xét, cho phép Hà Nội nâng tầng đối với các khối xây dựng; xây dựng tầng hầm trong trường học…
Phạm Thảo
Trong năm học 2022-2023, ngành Giáo dục Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc triển khai phong trào xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”. Quy mô giáo dục đã phát triển hơn, mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được nâng cấp và công nghệ thông tin được áp dụng trong công tác giáo dục. Ngoài ra, chất lượng giáo dục cũng có nhiều chuyển biến tích cực, học sinh Hà Nội đạt thành tích cao trong các kỳ thi và các dự án đạt giải. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cần sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề về quỹ đất và tăng cường chính sách hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lý.
Hastags: #Thu #hẹp #khoảng #cách #giáo #dục #nội #ngoại #thành
Nguồn bài viết: laodongthudo.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply