Giáo dục truyền thống cho bộ đội là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo và định hình sự nghiệp của các thành viên trong lực lượng quân đội. Điều này bao gồm việc truyền dạy các giá trị, nguyên tắc và phẩm chất cần thiết để trở thành một thành viên đáng tin cậy và hiệu quả trong việc bảo vệ quốc gia. Giáo dục truyền thống tập trung vào việc rèn luyện tinh thần kiên cường, sự kỷ luật và trách nhiệm cao cùng với tình yêu và niềm tự hào với quê hương và quân đội..
Trải qua gần 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Hậu Quân khu 4 đã có 17 tập thể, 13 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hàng ngàn tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại…
|
Thiếu úy Lê Phương Anh giới thiệu các hiện vật trưng bày Nhà truyền thống Cục Hậu cần Quân khu 4. (Ảnh: Lê Tường Hiếu).
|
“Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa đó nước to, lũ san bằng
13 đồng chí đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi ngàn năm…”.
Lời thuyết minh của Thiếu úy Lê Phương Anh giọng lúc nghẹn ngào, lúc hào sảng và tay chị đang chỉ về kỷ vật của Liệt sĩ Bùi Phi Công, để cho 70 cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Bệnh viện Quân y 4, về tham quan hiểu được những hình ảnh, hiện vật, tư liệu trưng bày tại Nhà truyền thống Cục Hậu cần Quân khu 4.
“Hôm đó, biết tin đồng bào các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mưa to đến rất to, nhiều nơi chìm trong biển nước, Thượng tá Bùi Phi Công, là Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 4, tình nguyện tham gia cùng đoàn công tác vào kiểm tra, chỉ đạo phòng chống lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn. Trên đường hành quân qua tỉnh Quảng Trị, lòng anh đau như cắt khi thấy nước lũ chia cắt nơi quê nhà nhưng Bùi Phi Công chẳng dừng được một phút ghé thăm gia đình vợ con. Anh đi nhanh vì Huế đang ngập sâu. Những ngày nơi xứ Huế ở đâu gian khó, hiểm nguy là anh và đoàn công tác đều có mặt. Thật không ngờ, đó là chuyến công tác cuối cùng vì anh đã anh dũng hi sinh khi cùng đồng đội trên đường vào Thuỷ điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cứu hộ những công nhân đang gặp nạn ở đây…”-Thiếu úy Phương Anh nói tiếp.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, Điều dưỡng viên Khoa A1 chia sẻ: “Được tham quan, học tập tại Nhà truyền thống tôi nhận thấy tinh thần chiến đấu, phục vụ chiến đấu của các thế hệ cha anh đi trước rất to lớn. Các tư liệu, hình ảnh để lại rất sinh động và cho tôi nhiều cảm xúc. Đây là hành tranh để tôi giáo dục cho thế hệ trẻ sau này và giúp tôi cần phải phấn đấu, học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa, từ đó ra sức chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo”.
Khoé mắt của Binh nhất Trần Mạnh Cường, Chiến sĩ Ban Hành chính, Bệnh viện Quân y 4 cũng đỏ hoe, ngấn nước quay sang nói với chúng tôi mà như tự hứa với chính mình: “Chúng em nguyện sẽ rèn luyện thật tốt, chấp hành nghiêm kỷ luật, không quản ngại khó khăn, gian khổ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh tạo nên truyền thống vẻ vang của đơn vị”.
Theo đồng chí Đại tá Vương Kim Hải, Chính ủy Cục Hậu cần cho biết: Hoạt động tham quan, giáo dục truyền thống đơn vị được chúng tôi tổ chức thường xuyên từ nhiều năm nay. Qua đó, để cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của Ngành Hậu cần Quân khu, với những cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước, từ đó để xây dựng, vun đắp cho mọi người lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng bản lĩnh, để thấy rõ hơn niềm vinh dự, tự hào khi được trở thành người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; từ đó anh em ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Cục Hậu cần vững mạnh toàn diện”.
|
Các chiến sĩ Bệnh viện Quân y 4 đang xem các hiện vật trưng bày ở Nhà truyền thống Cục Hậu cần. Ảnh Lê Tường Hiếu.
|
Qua tìm hiểu: Ngày 15/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Chiến khu 4, các cơ quan giúp việc cho Bộ Chỉ huy Chiến khu bao gồm: Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Cung cấp và Văn phòng Bộ Chỉ huy. Ngày 16/11/1961 Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển tổ chức Phòng Hậu cần Quân khu 4 thành Cục Hậu cần Quân khu 4. Trải qua gần 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Hậu Quân khu 4 đã có 17 tập thể, 13 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; hàng ngàn tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương các loại; Cục Hậu cần đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác./.
Cục Hậu Quân khu 4 đã trưởng thành sau 62 năm xây dựng và chiến đấu. Đơn vị này đã có 17 tập thể và 13 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra, hàng ngàn tập thể và cá nhân cũng đã nhận thưởng huân, huy chương. Việc tham quan Nhà truyền thống Cục Hậu cần Quân khu 4 đã giúp cán bộ, nhân viên và chiến sĩ hiểu về truyền thống và xây dựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong Quân đội.
Hastags: #Giáo #dục #truyền #thống #cho #bộ #đội
Nguồn bài viết: caobangtv.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply