Giáo viên bậc trung học phổ thông ở TP Hồ Chí Minh đã đề nghị được xét thăng hạng. Họ muốn một sự công nhận và đánh giá cao hơn về công việc của mình. Yêu cầu này được đưa ra với hy vọng sẽ tạo động lực và khuyến khích cho giáo viên cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Các giáo viên hy vọng rằng việc được xét thăng hạng sẽ giúp tăng cường đáng kể về thu nhập và địa vị xã hội của họ. Đây là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục tại TP Hồ Chí Minh..
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang liên quan đến việc rà soát các văn bản, đề án do Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng năm 2023.
Liên quan đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Phó thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. [1]
Thông tin này khiến nhiều giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh dấy lên hi vọng thầy cô có thể được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thay cho hình thức thi vào thời gian tới.
Bởi vì, dù đã nửa năm nộp hồ sơ, giáo viên vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thi hay xét thăng hạng.
Bản thân người viết đã nhận được thông báo này cách đây nửa năm và vẫn chưa thi thăng hạng (Ảnh: Minh Anh) |
Giáo viên mòn mỏi chờ thi thăng hạng chức danh
Ngày 9/12/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 4931/SGDĐT-TCCB về việc báo cáo số lượng, cơ cấu và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023 và đăng kí dự thi chuyên viên cao cấp. [2]
Thời điểm này, khoảng hơn 1000 giáo viên công tác tại 108 trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố nộp hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho hiệu trưởng.
Tiếp đến, ngày 14/2/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 571/SGDĐT-TCCB về việc rà soát, thẩm định hồ sơ viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp năm 2023. [3]
Nội dung Công văn này cho biết, hiệu trưởng cử một viên chức mang hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên đến Phòng Tổ chức cán bộ để rà soát, thẩm định.
Tiếp theo, ngày 3/3/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 932/SGDĐT-TCCB về việc thông báo danh sách viên chức đủ và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023. [4]
Theo thông báo, có 679 viên chức giáo viên bậc trung học phổ thông và 23 nhân viên các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đủ điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Tuy vậy, kể từ thời điểm 3/3/2023 đến nay (khoảng nửa năm), Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh chưa có thông tin nào về thời điểm giáo viên thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khiến thầy cô đứng ngồi không yên.
Mong Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét thăng hạng
Liên quan đến việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, một giáo viên nơi đơn vị tôi đang công tác nêu ý kiến mong Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh nên xét thăng hạng vì các lí do sau đây.
“Mục đích của thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là:
Thứ nhất, ngành giáo dục Thành phố lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn để phục vụ tốt làm nhân tố trung tâm, đi đầu cho sự nghiệp đổi mới, cụ thể là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ hai, ghi nhận, khích lệ những giáo viên lâu năm có nhiều thành tích, kinh nghiệm đóng góp cho giáo dục để họ tiếp tục cống hiến hiệu quả.
Thứ ba, góp phần cải thiện đời sống giáo viên để họ yên tâm công tác và nhiệt huyết hơn với nghề vì đồng lương viên chức hiện nay còn eo hẹp.
Thực tế, cách tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã và đang tồn tại nhiều bất cập:
Thứ nhất, giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thì chưa chắc đã đậu vì nội dung đề thi không liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ (giảng dạy và giáo dục học sinh).
Thứ hai, có nhiều giáo viên lớn tuổi dự thi, chuyên môn không phải là dạy tiếng Anh. Họ gần như không có khả năng về ngoại ngữ vì kiến thức đã học từ rất lâu và không sử dụng thường xuyên nên quên hết.
Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, Chương trình mới đang được triển khai, rất khó, phức tạp, giáo viên vừa dạy vừa phải học, tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa thì việc tổ chức thi là rất mất thời gian, công sức của thầy cô giáo.
Thứ tư, cho đến nay giáo viên Thành phố vẫn không thể biết được khâu tổ chức thi như thế nào để chuẩn bị tài liệu và ôn tập. Liệu họ có thể học được hàng chục văn bản quy phạm pháp luật và rất nhiều kiến thức về ngoại ngữ trong thời gian ngắn để thi hay không?
Thứ năm, những kiến thức (luật và ngoại ngữ) giáo viên phải học để thi ít gắn liền với thực tiễn công việc chuyên môn họ đang thực hiện. Chẳng hạn, muốn biết văn bản quy phạm pháp luật nào thì giáo viên chỉ cần tra cứu, không cần phải thuộc”.
Cá nhân người viết mong rằng, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức xét thăng hạng chức danh cho giáo viên bậc trung học phổ thông theo danh sách thầy cô đã đủ điều kiện.
Cá nhân người viết hiểu rằng, hiện nay, việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo từng nêu quan điểm về thăng hạng chức danh nghề nghiệp là:
“Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị địa phương căn cứ tình hình thực tiễn cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ và bảo đảm xác định được những giáo viên thực sự xứng đáng để thăng hạng chức danh nghề nghiệp trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật”. [5]
Cùng với đó, khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 quy định nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II như sau:
“Được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.” [6]
Ngoài ra, các giáo viên đủ điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp đều công tác trong ngành giáo dục trên 9 năm.
Nhiều thầy cô đạt thành tích cao qua các cuộc thi như: Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên hướng dẫn học sinh đoạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật… nên việc họ được xét thăng hạng mà không phải thi là hoàn toàn hợp lí.
Qua bài viết này, rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II giúp giáo viên trung học phổ thông đỡ áp lực thi cử để thầy cô tập trung vào công việc cho năm học mới.
Tài liệu tham khảo:
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Minh Anh
Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Thông tin này đã làm tăng hy vọng của nhiều giáo viên trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh được xét thăng hạng chức danh thay vì phải thi. Tuy nhiên, từ nửa năm trước đến nay, giáo viên vẫn chưa được thông báo về thời gian tổ chức thi thăng hạng. Một số giáo viên đã đề xuất Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh xét thăng hạng chức danh để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ và khẳng định giáo viên xứng đáng. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng việc tổ chức thi thăng hạng chức danh hiện tại có nhiều bất cập và đề nghị hình thức xét thăng hạng thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký.
Hastags: #Giáo #viên #bậc #trung #học #phổ #thông #ở #TPHCM #mong #được #xét #thăng #hạng
Nguồn bài viết: m.giaoduc.net.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply