Rau dại mọc dày đặc tại đồng quê Nhật Bản được coi là “siêu thực phẩm”. Những loại rau này được biết đến bởi khả năng chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, trồng tại những vùng đất không phù hợp cho cây trồng khác. Rau dại được chú trọng về chất lượng dinh dưỡng và hàm lượng vitamin cao, nên được xem như một nguồn thực phẩm kháng mạnh. Nhật Bản là một quốc gia tiêu dùng nhiều “siêu thực phẩm” tự nhiên như rau dại vì lợi ích nó mang lại cho sức khỏe..
Bèo tây hay còn gọi là lục bình, rất nhiều nhà hàng, quán ăn đưa bèo tây trở thành món đặc sản vùng miền. Loại bèo này được người Nhật Bản sử dụng để nấu các món ăn giống như một loại rau xanh. Ở Nhật Bản, bèo tây được bán với giá khá cao, giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ.
Nhiều chuyên gia cho biết, bèo tây có rất nhiều công dụng. Thế nhưng, ở Việt Nam, bèo tây được sử dụng quá ít. Ngay trong cách sử dụng đơn giản nhất là dùng bèo tây sạch (mọc ở những nguồn nước sạch) để ăn cũng ít người biết tới.
Bèo tây giúp giảm sưng viêm
Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm thực phẩm, bèo tây còn có vị nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết,… Dân gian thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5-8g trong 100 g bèo) đắp, bó.
Bèo là loại rau rất tốt cho sức khỏe
Loại bèo tây, hay còn gọi là bèo tây ở các vùng quê, vốn được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn… nhưng tại một số nơi, bèo tây lại trở thành đặc sản, thành món ăn sang khó kiếm.
Ăn bèo tây thường xuyên giúp da khỏe mạnh
Nhiều sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần chiết xuất từ hoa bèo tây. Những chiết xuất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, là lựa chọn lành mạnh để điều trị nhiều chứng rối loạn về da.
Ngoài ra, nghiền nát hoa bèo tây, rồi thêm vào bột gạo và nghệ có thể điều trị các vấn đề về da như bệnh chàm.
Tốt cho tóc
Hoa bèo tây có công dụng chăm sóc tóc như các loại dầu gội và dầu dưỡng thông thường. Bên cạnh đó, chiết xuất hoa bèo tây khi sử dụng trên tóc còn lưu lại hương thơm tươi mát cho mái tóc.
Chữa lành vết thương
Sự kết hợp của nước chanh và nước ép của cây bèo tây được sử dụng để điều trị áp xe. Công thức này được bôi trực tiếp lên da để chữa lành vết viêm. Đồng thời, nước ép của cây bèo tây còn được sử dụng để chữa lành cổ họng bị viêm.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Theo y học cổ truyền, ăn bèo tây giúp cho lá lách khỏe mạnh. Loại thảo mộc này cũng được dùng để điều trị chứng buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, giun và đầy hơi.
Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Phụ nữ có thể tận dụng cây bèo tây để có cơ thể khỏe mạnh. Loại thảo mộc này giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa. Mẹ mới sinh con có thể ăn bèo tây luộc để có nhiều sữa cho con bé. Mặt khác, hoa của lục bình còn hữu ích để điều trị chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
Kháng khuẩn
Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây bèo tây có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.
Đắp bèo tây giúp giảm đau, bớt sưng
Lá bèo tây rửa sạch, giã nhỏ lẫn với muối (100g bèo với 5 – 8g muối ăn) đắp đều lên chỗ bị sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, không để chảy mất nước. Nên đắp từ chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau.
Chế biến bèo tây thành món ngon
Ví như ở Indonesia, người ta dùng thân và hoa bèo tây để chế biến thành những món ăn tốt cho sức khoẻ. Người Việt Nam gần đây cũng sử dụng bèo tây chế biến thành nhiều món ăn ngon.
– Ngó bèo tây có thể xào giống như ngó sen
– Đọt non và cuống lá dùng để nấu canh tép, cá lóc, tôm khô.
– Hoa bèo tây cũng có thể luộc chấm cá kho hoặc xào thịt heo hay lòng heo, lẩu cá rô phi bèo tây, hoa bèo tây xào thịt bò, thịt ba chỉ xào bèo tây…
Làm thủ công nghệ
Bèo tây được một số địa phương khai thác làm hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên, số lượng không nhiều.
Lưu ý:
– Bèo tây có nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần cẩn trọng khi sử dụng. Không nên hái bèo tây ở những nguồn nước bị ô nhiễm. Vì bèo tây có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người.
– Không ăn bèo tây thường xuyên để đề phòng nhiễm kim loại nặng tích tụ trong bèo tây.
Trúc Chi (t/h)
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Lạ #lùng #rau #dại #mọc #đầy #bờ #bên #Nhật #coi #là #siêu #thực #phẩm
Nguồn bài viết: www.nguoiduatin.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply