Hiểu lầm và giả danh cán bộ thuế trở thành vấn đề ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Kẻ gian điều này để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của người dân. Họ gọi điện thoại, gửi tin nhắn và thậm chí đến nhà giả danh nhân viên thuế. Người dân cần cảnh giác và không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tiền bạc cho những kẻ này. Đồng thời, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn và truy cứu những tội phạm này. Bảo vệ bản thân và không để kẻ gian giả danh cán bộ thuế lừa dối là nhiệm vụ của mỗi công dân..
Vừa qua, Công an phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của chị V (sinh năm 1973, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc bị một đối tượng giả danh là cán bộ Chi cục Thuế gọi điện.
Đối tượng gửi một đường link và hướng dẫn chị V truy cập để cài đặt phần mềm nộp thuế. Sau khi truy cập vào đường link để cài đặt phần mềm, chị V phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 400 triệu đồng. Lúc này, chị mới biết mình bị lừa đảo và đến cơ quan công an trình báo.
Không chỉ thế, gần đây còn xuất hiện chiêu thức giả danh cơ quan thuế gọi điện, lừa đảo nộp ngân sách Nhà nước, quyết định xử phạt. Cũng có trường hợp các đối tượng lừa đảo mời chào, dụ dỗ doanh nghiệp mua sách, tài liệu, cẩm nang về thuế hoặc các ấn phẩm vinh danh doanh nghiệp, lập quỹ hỗ trợ của ngành thuế.
Về dấu hiệu nhận biết, theo Cục Thuế TP Hà Nội, một số đối tượng sử dụng các số điện thoại giả mạo như: 0979726956; 0911289086; 0932472015; 0372490193; 0906237207; 0904947468; 0962170568; 0971353069; 0911698356; 0946100620; 0966217199; 0394714349; 0964364282…
Những số điện thoại này có thể hiển thị dưới tên gọi “Cơ quan thuế” trên màn hình điện thoại của người nộp thuế.
Đối tượng sẽ sử dụng các cách thức đe dọa, áp lực tâm lý như khống chế, hăm dọa về việc người nộp thuế có liên quan đến hành vi chậm nộp thuế, nợ thuế, trốn thuế… hoặc các vụ án hình sự về thuế đang được điều tra để tạo áp lực và đánh vào sự sợ hãi của họ.
Người được gọi sẽ bị yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản của cá nhân hoặc cung cấp thông tin cá nhân người nộp thuế như tên, số điện thoại, email, mã số thuế, tài khoản giao dịch điện tử… đồng thời, tạo áp lực thời gian cho người nộp thuế, tuyên bố rằng họ phải nộp tiền ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Không dừng lại ở đó, các đối tượng lừa đảo có thể tạo trang web, email có giao diện, hình ảnh, nội dung gần giống của cơ quan thuế để người dùng nhầm tưởng. Sau đó, các đối tượng đính kèm nội dung yêu cầu người dùng phải truy cập vào liên kết giả mạo, khai báo thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và từ đó thực hiện hành vi đánh cắp, chiếm đoạt thông tin dữ liệu người dùng, lừa đảo.
Nguy hiểm hơn, đối tượng lừa đảo còn có thể hướng dẫn người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế bằng cách bấm vào một đường link gửi qua Zalo, Facebook…
“Nếu thực hiện theo yêu cầu, ngay lập tức, các tính năng thông thường trên chiếc điện thoại của người dùng sẽ không thể sử dụng được nữa. Bằng cách này, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động, máy tính của người dùng từ xa để thực hiện các thao tác: soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng internet, đọc, ghi danh bạ; tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ internet Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại. Đặc biệt, các tin nhắn xác thực mã OTP, chuyển tiền, đều bị phần mềm gián điệp ẩn chuyển cho các đối tượng lừa đảo mà chủ điện thoại không hay biết” – Cục Thuế TP Hà Nội cho biết.
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Nạn #giả #danh #cán #bộ #thuế #ngày #càng #tinh
Nguồn bài viết: laodong.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply