Người Nam Trà My, một ngôi làng ở tỉnh Quảng Nam, tự hào và tỏ lòng tử tế với họ Bác Hồ. Ngôi làng này đã chứng kiến sự cống hiến và đóng góp của Bác Hồ cho sự phát triển của Việt Nam. Người dân ở đây tôn trọng và kính nể người lãnh đạo lớn của đất nước và rất tự hào được mang họ Bác Hồ. Họ luôn cố gắng tiếp tục theo đuổi lý tưởng của Bác Hồ, đóng góp vào xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam..
Hồ Văn Ny, Hồ Văn Huân, Hồ Thị Hoàng, Hồ Văn Nái… dù là gái hay trai, dù là người nông dân làm rẫy hay người chiến sĩ cách mạng, dù người già hay trẻ… họ đều lấy họ “Hồ” trong tên Bác Hồ Chí Minh làm họ của mình. Với họ, đó là niềm tự hào và trân trọng thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của người Co, Ca Dong, Xê Đăng, Bh’noong … ở vùng Nam Trà My đối với Bác.
Lưu học sinh Việt tại Trung Quốc trao quà tết cho học sinh Nam Trà My
|
Quảng bá hình ảnh sâm Ngọc Linh, con người Nam Trà My tới bạn bè trong nước và quốc tế
|
Có Bác có hôm nay
Chúng tôi tới nhà ông Hồ Văn Ny (dân tộc Xê Đăng) ở Trà Cang, Nam Trà My, Quảng Nam vào một ngày rằm. Vẫn như thông lệ ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, ông ra vườn chọn trái bưởi lớn, đẹp nhất mang vào nhà thắp hương. Ở tầng 2, nơi vị trí trang trọng nhất cũng là nơi ông để ban thờ Bác Hồ và gia tiên. Bức tượng trắng bán thân Bác Hồ được đặt trang trọng ở chính giữa và cao nhất. Phía dưới là ảnh linh vị của tổ tiên và những người trong dòng tộc đã khuất. Được biết, hằng tháng, hàng năm ông đều cúng Bác. Riêng ngày 2/9, ông Ny sẽ sắm mâm cơm cúng Bác Hồ như cúng giỗ người thân theo phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Ngoài tượng bác, nơi phòng thờ này còn có một bức ảnh chân dung bác rất lớn tầm hơn 2m. Theo ông Ny, ngay khi hoàn thành ngôi nhà này, ảnh Bác đã được đặt ở đây.
Ông Hồ Văn Ny ở Trà Cang, Nam Trà My, Quảng Nam thắp hương cho Bác Hồ và gia tiên vào ngày rằm. |
Nói về câu chuyện nhiều người ở Nam Trà My mang họ Bác Hồ, ông Ny chia sẻ: Dân tộc Xê Đăng xưa không có họ, chỉ có tên thôi. Đồng bào sinh sống ở địa bàn núi cao, cách trở, hứng chịu chiến tranh khốc liệt, cuộc sống của đồng bào nơi đây luôn trong nạn đói cơm, lạt muối, bệnh tật luôn dai dẳng cùng những hủ tục lạc hậu. Nhưng từ khi theo Đảng, Bác Hồ, người Trà My có được hướng đi sáng suốt, cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, đoàn kết, văn minh. Dù chưa có dịp gặp Bác Hồ, chỉ được nghe kể về Bác, nghe tiếng Bác trên Đài tiếng nói Việt Nam, qua lời kể của cán bộ, bộ đội về những lời dạy, di huấn của Bác và hiệu quả đích thực mang lại từ việc nghe, làm theo đã cho thấy sự khâm phục, khắc sâu ơn Bác. Chúng tôi luôn tâm nguyện phải làm một việc gì đó để đền đáp. Người dân tộc Trà My nghĩ ra cách lấy họ theo họ của Người.
Bản thân tôi cũng vậy, tôi lấy họ Bác Hồ cho tôi, cho các con tôi. Bác sinh ngày 19/5 thì tôi lấy ngày sinh của mình là 20/5. Trong quá trình tham gia cách mạng, tôi đi khắp nơi, thấy người Kinh thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên rất hay, thể hiện tấm lòng của con cái đối với người đã qua đời nên đã học theo. Tôi là người cúng, xây mộ cha mẹ đầu tiên. Ngày mùng 1, ngày rằm thắp hương cho cha mẹ. Ngày cuối năm, ngày Tết thắp hương, sắm sửa hoa quả, bánh trái tưởng nhớ cha mẹ. Các em, mọi người trong làng cũng học theo. Người đã mất không chôn trong rừng ma nữa, chôn ở mộ gần nhà.
Anh Hồ Văn Huân (Nam Trà My, Quảng Nam) mang họ Hồ theo họ ông nội vì trước đây ông nội anh không có họ. Ông nội theo cách mạng tham gia chống đế quốc Pháp; thực dân Mỹ và được trao họ Hồ. Ông nội anh Huân được trao Huân chương kháng chiến hạng Nhì. Nói về họ của mình, anh Huân hào hứng: “Tôi tự hào khi mang họ Hồ.”
Anh Hồ Văn Nái kể cho con nghe về những bằng khen chứng nhận thành tích của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Nguyễn Hồng. |
Anh Hồ Văn Nái là người dân tộc Xê Đăng. Dù sinh ra ở thời điểm sau này, năm 1980, giữa lúc nhiều người nơi anh sinh sống đã chọn họ Nguyễn, Phạm, Trần… để làm họ cho mình nhưng anh vẫn chọn họ Hồ. Anh Nái tâm sự: “Tôi mang họ Hồ từ đời ông bà nội. Tôi vui và tự hào khi được mang họ Bác. Bác Hồ đã đến đây giải quyết hết mọi mặt khó khăn cho bà con. Hồi đó không có cơm ăn, áo mặc, phải vót cây mặc làm quần. Từ khi có Bác Hồ đến quan tâm mọi việc, nơi này mới có trường lớp để học hành. Ở quê tôi thôn 2 xã Trà Cam có nhiều người theo họ Hồ.”
Chung tấm lòng riêng với Bác
Theo ông Lê Minh Thắng, Trưởng phòng dân tộc huyện Nam Trà My: Huyện Nam Trà My gồm có 10 xã với 3 dân tộc chính: Bh’noong, Xê Đăng và Ca Dong chiếm 97% toàn địa bàn. Trước đây bà con dân tộc không có họ, chỉ có tên. Sau khi có Bác Hồ, bà con lấy toàn bộ họ Hồ. Nam Trà My nói riêng bà đồng bào dân tộc ở các huyện khác trong tỉnh đa số theo họ Hồ. Nam Trà My có 85% người dân mang họ Hồ bởi từ xưa đến nay bà con luôn yêu thương, dành tình cảm, gắn bó với Bác Hồ.
Khi lên vùng đồng bào dân tộc Nam Trà My, nhà nào cũng đều có hình Bác, nhà nào có điều kiện hơn thì đặt tượng Bác. Có những căn nhà dù rất đơn sơ vẫn có một tấm hình của Bác bởi trong tâm người dân nơi đây không thể thiếu Bác. Bà con già trẻ sinh ra và lớn lên ở đây đều biết Bác Hồ. Cha mẹ khi sinh con luôn hướng cho con làm theo tấm gương của Bác.
Từ tấm lòng riêng đối với bác nên việc tuyên truyền, tổ chức các buổi vận động người dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động ngoài giờ… diễn ra rất thuận lợi. Càng ngày bà con càng thấm thía và thực hiện tốt 100% tấm gương của Người.
Nói về tâm nguyện của người Nam Trà My với bác Hồ, ông Hồ Văn Ny – nguyên Chủ tịch huyện Nam Trà My nói: người Trà My chưa từng được gặp bác. Chỉ được biết bác qua các câu chuyện, hình ảnh. Xưa, mỗi lần Bác Hồ nói trên Đài tiếng nói Việt Nam là người biết tiếng Kinh trong cộng đồng dịch lại từng câu, từng lời cho mọi người hiểu. Tôi có cơ hội được tới thăm lăng Bác. Giờ, đồng bào dân tộc Nam Trà My phấn đấu vượt nghèo, làm giàu để có thể tới thăm Bác trong một thời gian không xa.
Ấn Độ hỗ trợ Quảng Nam hoàn thiện trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn
Sau thời gian dài gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh, các nhóm tháp A, K, H tại khu đền tháp Mỹ Sơn đã được các chuyên gia Ấn Độ cùng các đơn vị của Việt Nam trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện ra. |
Giai đoạn 2021-2025, hỗ trợ nhà ở cho 8.179 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Quảng Nam
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoan 2021–2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho 8.179 hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng số vốn cần để thực hiện là hơn 423 tỷ đồng. |
Ở vùng Nam Trà My, Quảng Nam, nhiều người dân lấy họ “Hồ” trong tên Bác Hồ Chí Minh để thể hiện lòng tôn kính. Họ cúng Bác và tổ tiên mỗi tháng và trong các dịp đặc biệt. Việc lấy họ Hồ được xem là niềm tự hào và truyền thống của người dân tộc Xê Đăng. Bác Hồ đã mang lại sự phát triển và thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ. Các địa danh và căn nhà ở vùng này cũng thể hiện lòng tổn kính đối với Bác Hồ. Trong tương lai, người dân hy vọng có cơ hội được tới thăm lăng Bác trong một thời gian không xa.
Hastags: #Người #Nam #Trà #Quảng #Nam #tự #hào #mang #họ #Bác #Hồ
Nguồn bài viết: thoidai.com.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply