Nga hiện đang xem thường về mặt thương mại và kinh tế tại châu Phi. Mặc dù Nga từng là một nhà cung cấp và đối tác quan trọng trên lục địa này, nhưng nền kinh tế của họ đã giảm sút khi các nước phương Tây như Hoa Kỳ và Trung Quốc nắm giữ thị trường lớn hơn. Nga cần nỗ lực nâng cao tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực này để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác..
Trọng lượng thương mại và kinh tế của Nga tại châu Phi chỉ bằng 10 % so với Trung Quốc, nhưng lúa mì, dầu hỏa và vũ khí cũng đủ cho phép Matxcơva mở rộng ảnh hưởng tại châu lục này và trở thành một « đối tác then chốt ». Bất chấp 17 tháng chiến tranh Ukraina, tổng thống Putin vẫn dễ dàng triệu tập được đại diện của 49 nước châu Phi về Saint Petersburg dự thượng đỉnh Nga-Phi lần thứ nhì trong hai ngày 27-28/07/2023.
RFI Tiếng Việt phỏng vấn qua điện thoại phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp –Nga, Igor Delanoë hiện đang ở Matxcơva. Ông phác họa toàn cảnh thương mại giữa Nga và châu Phi và phân tích về mức độ lệ thuộc vào Biển Đen, cửa ngõ đưa nông phẩm của Nga và Ukraina đến với hơn 50 nước châu Phi và trong gần 1 năm rưỡi vừa qua, các đợt trừng phạt của phương Tây nhắm vào kinh tế Nga dường như chỉ tác động một cách khá « chừng mực » vào giao thương của Nga với lục địa đen..
*****
Ngay trong ngày đầu thượng đỉnh Saint Petersburg, tổng thống Nga Vladimir Putin hứa trong những tháng tới sẽ « tặng miễn phí từ 25.000 đến 50.000 tấn ngũ cốc » cho 6 nước châu Phi (Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng Hòa Trung Phi và Eritrea). Quyết định này nhằm trấn an các đối tác của Matxcơva 10 ngày sau khi Nga từ chối triển hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, làm dấy lên nguy cơ « một thảm họa lương thực » cho một phần nhân loại, châu Phi là nạn nhân đầu tiên.
Lúa mì, ngũ cốc : “vũ khí” mũi nhọn của Nga để chinh phục châu Phi
Thông báo « biếu, tặng » là một cử chỉ mang tính biểu tượng mạnh bởi một mình nước Nga bảo đảm đến « 20 % ngũ cốc nhập vào châu Phi » nhưng đồng thời « tặng miễn phí » 50.000 tấn ngũ cốc là « một giọt nước » khi biết rằng xuất khẩu ngũ cốc của Nga năm ngoái là 55 triệu tấn.
Igor Delanoë phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp –Nga tại Matxcơva trước hết điểm qua về trọng lượng thương mại của Nga ở châu Phi
« Về tổng thể, trao đổi mậu dịch giữa Nga và toàn bộ châu Phi ở vào khoảng từ 15 đến 20 tỷ đô la một năm. Trong đó chủ yếu là với khu vực Bắc Phi, mà hai đối tác nặng ký nhất là Ai Cập và Algérie. Nếu như không kể vùng Maghreb, thì với phần còn lại của châu Phi, kim ngạch thương mại của Nga và số này chỉ rất, rất khiêm tốn tức là vào khoảng từ 3 đến 5 tỷ đô la một năm. (…) Nhìn chung, Nga nhập khẩu một số nông phẩm như là ca- cao, mua vào nhiều loại khoáng sản của châu Phi như cobalte và lithium đó là những nguyên liệu khá khan hiếm tại Nga. Trong chiều ngược lại, thì châu Phi mua vào máy móc công nghiệp của Nga, nhập khẩu phân bón và nhất là ngũ cốc, lúa mì và sản phẩm chế biến từ dầu hỏa ».
Để so sánh, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga với châu Phi chỉ bằng 10 % so với của Trung Quốc cũng tại châu lục này. Xuất khẩu của Nga vào châu Phi cao gấp 7 lần so với chiều ngược lại và như Igor Delanoëvừa nói, các đối tác kinh tế quan trọng nhất của Matxcơva là Ai Cập, Algérie. 70 % xuất khẩu của Nga với châu Phi tập trung vào hai quốc gia này cộng thêm với Maroc và Nam Phi. Phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga tại Matxcơva giải thích tiếp :
« Điều cần hiểu là Nga chiếm một vị trí rất quan trọng trong số các cung cấp lùa mì cho châu Phi. Chỉ một mình nước Nga bảo đảm đến 20 % nhập khẩu lúa mì, ngũ cốc cho châu lục này. Đương nhiên là các nước châu Phi có những mức độ lệ thuộc khác nhau vào Nga. Nhưng rõ ràng Nga là một đối tác hàng đầu. Về phân bón, Nga cũng là một nguồn cung cấp thiết yếu nhờ lượng sản xuất rất lớn »…
Về câu hỏi các đợt trừng phạt liên tiếp của phương Tây nhắm vào kinh tế Nga kể từ khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina có tác động đến giao thương giữa Nga với châu Phi hay không, Igor Delanoë ghi nhận là có nhưng chỉ trong một chừng mực nào đó mà thôi :
« Chiến tranh tác động đến trao đổi mậu dịch giữa Nga và châu Phi hiểu theo nghĩa Biển Đen là cửa ngõ chính của các tuyến đường hàng hải cho, đây cũng là một cửa ngõ rất quan trọng để Nga vận chuyển lúa mì, phân bón sang châu Phi. Từ khi chiến tranh khai mào Biển Đen luôn là một điểm nóng. Bên cạnh đó, đành rằng phương Tây không trực tiếp trừng phạt nông phẩm hay phân bón của Nga, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp của Nga, rồi các doanh nhân Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt. Điều này gây nhiều khó khăn cho các đối tác quốc tế của họ trong các hoạt động giao thương.
Trên thực tế Nga đã, đang và sẽ còn tiếp tục xuất khẩu nông phẩm từ tháng 2/2022 tới nay, thậm chí là đã phá kỷ lục xuất khẩu đến 55 triệu tấn lùa mì trong năm vừa qua và thoe các dự báo năm nay xuất khẩu của Nga còn khá hơn nữa, và Matxcơva dự trù bán được khoảng 60 triệu tấn cho nước ngoài. Riêng với phân bón, vấn đề phức tạp hơn, bởi giá phân bón đã tăng lên rất mạnh trong thời gian vừa qua, nhiều quốc gia không có phương tiện để mua phân bón. Hơn nữa một phần các kho dự trữ phân bón của Nga được đặt ở nước ngoài đã bị phong tỏa, thí dự như là các kho chứa hàng tại Hà Lan, Bỉ hay ba nước trong vùng Baltic, liên quan đến khoảng 200.000 tấn. Dù vậy trong thời gian qua, thế giới vẫn mua được phân bón của Nga ».
Việc Matxcơva rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Ukraina ở Biển Đen có lợi cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga !
Tuy nhiên, Nga chỉ đứng hạng thứ 20 trong số các « đối tác thương mại » của châu Phi, và theo lời Joseph Siegle, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược châu Phi (Africa Center for Strategic Studies) trụ sở tại Washington so với thời điểm 2018 tổng trao đổi mậu dịch của Nga với châu lục này giảm đi mất 30 % bởi Nga GDP chỉ tương đương so với Tây Ban Nha và lại không có được sức mua hay khả năng tài chính của Trung Quốc
Dầu hỏa, vũ khí và chiến lược ngoại giao hạt nhân
Ngoài ngũ cốc, lúa mì thì dầu hỏa, vũ khí mới là những « mũi nhọn » của Nga ở châu Phi :
Hơn 40 % vũ khí châu Phi mua vào là của Nga. Tập đoàn Rosoboronexport thống lĩnh châu Phi và trong số 14 khách hàng quan trọng nhất, Ai Cập, Algérie và Anglora bảo đảm đến 94 % doanh thu nhà cung cấp vũ khí này trên Lục Địa Đen.
Từ khi chiến tranh Ukraina khai mào, dầu khí của Nga khó khăn nhập vào thị trường châu Âu, nhưng cùng lúc, số lượng Gazprom cung cấp cho châu Phi đã « được nhân lên gấp ba lần trong năm 2022 so với hồi 2021 » và một phần trong số đó đã được dành để xuất khẩu trở lại sang châu Âu !
Nhìn đến đầu tư trực tiếp, 5 năm sau thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ nhất tại Sotchi năm 2019 FDI của Nga tại châu lục vẫn chưa vượt quá ngưỡng 1 %. Các dự án chỉ liên quan đến một số rất ít các tập đoàn Nga thí dụ như Gazprom thì đầu tư vào Algerie và Libya, Rosneft hiện diện tại Ai Cập, Loukoil thì hiện diện rải rác ở Ghana, Camerun, hay Nigeria. Môt số các mỏ vàng và kim cương của châu Phi như tại Burkina Faso hay Angola đã « lọt vào mắt xanh » của Matxcơva nhưng điện Kremlin đã « giao khoán » các lĩnh vực này cho tổ chức lính đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin
Nếu như Trung Quốc có ngoại giao gấu trúc để chinh phục phương Tây thì Nga dùng lá bài « nhà máy điện hạt nhân » để thâu phục cảm tình của châu Phi. Năm 2020 Nga cấp tín dụng 25 tỷ đô la cho Ai Cập trong một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên xứ sở của các vị vua pharaon. Rosatom cũng đã ký hợp đồng với 17 quốc gia châu Phi khác theo thẩm định của Africa Center for Strategic Studies.
Tháng 10/2019 tiếp lãnh đạo khoảng 50 nước châu Phi tại Sotchi, tổng thống Vladimir Putin từng cam kết « nhân lên gấp đôi trao đổi mậu trong vòng 5 năm ». Tại Saint Petersburg lần này chủ nhân điện Kremlin tránh nhắc lại tuyên bố ấy, mà chỉ nhấn mạnh đến các mục tiêu đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ cao đến năng lượng, hay phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản …
Mục đích địa chính trị
Tất cả các nhà quan sát cùng đưa ra một nhận định : Nga hứa hẹn nhiều, làm không được bao nhiêu, bởi vì ưu tiên của Matxcơva ở châu Phi không phải là thương mại hay kinh tế, mà là « lợi ích địa chính trị » : Nga muốn cắm rễ vào « Địa Trung Hải, sườn nam biên giới của NATO, thu hẹp ảnh hưởng của phương Tây và đồng thời áp đặt tầm nhìn của mình với khu vực này » như chuyên gia Mỹ Joseph Siegle trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Phi Africa Center for Strategic Studies ghi nhận.
Phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp-Nga tại Matxcơva, Igor Delanoë thì nhấn mạnh ngoại trừ một vài đối tác như Ai Cập hay Nam Phi, Nigeria …« Châu Phi không phải là thị trường Nga quan tâm đế nhiều » nhưng Matxcơva luôn cần mở rộng những mối đối tác mới. Đừng quên châu lục này có đến 54 thành viên ở Liên Hiệp Quốc và chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để Lục Địa Đen trở thành một mục tiêu Nga cần ve vãn.
Đành rằng Matxcơva không có được trọng lượng thương mại của Bắc Kinh ở châu Phi, nhưng lúa mì và ngũ cốc của Nga nuôi sống một phần dân cư trên lực địa này. Ai Cập, Tunisa trông cậy vào nông phẩm Nga để duy trì ổn định xã hội và tránh được một cuộc khủng hoảng lương thực.
Nếu chỉ cần « tặng không » vài chục ngàn tấn ngũ cốc cho châu Phi để bày tỏ liên đới của Nga với lục địa đen, trước nguy cơ khủng hoảng lương thực, thì đó là « cái giá quá rẻ » để tổng thống Putin lôi kéo các đối tác châu Phi về phía Matxcơva.
Trọng lượng thương mại và kinh tế của Nga tại châu Phi chỉ bằng 10% so với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga có thể mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi bằng việc xuất khẩu lúa mì, dầu hỏa và vũ khí. Trong thượng đỉnh Nga-Phi, tổng thống Putin đã hứa tặng miễn phí từ 25.000 đến 50.000 tấn ngũ cốc cho 6 nước châu Phi. Xuất khẩu của Nga vào châu Phi cao gấp 7 lần so với chiều ngược lại, với các đối tác quan trọng nhất là Ai Cập và Algérie. Ngoài ra, Nga cũng là một nguồn cung cấp phân bón quan trọng cho châu Phi. Tuy nhiên, các đợt trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến giao thương giữa Nga và châu Phi. Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho châu Phi. Dầu hỏa cũng là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của Nga tại châu Phi vẫn còn thấp và chỉ liên quan đến một số ít các tập đoàn.
Hastags: #Nga #chú #lùn #về #thương #mại #và #kinh #tế #tại #châu #Phi
Nguồn bài viết: www.rfi.fr
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply