Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một tuyên bố sai lầm khi cho rằng Ukraine coi binh lính của họ như bia đỡ đạn. Ukraine không bao giờ coi nhẹ sức mạnh và đóng góp của các binh lính trong việc bảo vệ đất nước. Điều này được chứng minh qua sự kiên trì và sự hy sinh của quân đội Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Các binh lính Ukraine luôn sẵn sàng để bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ quyền tự do của quốc gia..
Vào ngày 23/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ông Leonid Pasechnik, quyền lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Luhansk – một vùng đất ly khai do Moscow kiểm soát ở miền đông Ukraine.
Cuộc thảo luận của họ ở Điện Kremlin đề cập đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Đài truyền hình nhà nước Nga RT đưa tin cuộc phản công của Ukraine đã tiêu tốn nhiều nhân lực và trang thiết bị nhưng không chiếm thêm lãnh thổ đáng kể nào.
Tóm tắt bình luận của ông Putin, RT cho biết: “Ukraine đang biến binh lính của mình thành bia đỡ đạn cho quân Nga một cách vô ích” và “không coi binh lính của mình như con người”.
Hoặc, theo lời ông Putin là: “Họ đang ném [lính Ukraine] vào bãi mìn của chúng tôi, dưới hỏa lực pháo binh của chúng tôi, hành động như thể họ không phải là công dân của chính Ukraine. Thật đáng kinh ngạc.”
Điều đó là sai.
Bài báo của RT trích dẫn những lo ngại của các quan chức phương Tây trong những tuần gần đây về việc liệu cuộc phản công của Ukraine có thành công hay không.
Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố của ông Putin, lý do chính cho những lo ngại đó là nỗ lực của Ukraine nhằm tránh những tổn thất trên chiến trường không đáng có.
Ông Putin và những người khác đã coi cuộc phản công của Ukraine là một thất bại kể từ khi nó được phát động vào tháng Sáu năm nay. Một bản tin của Washington Post xuất bản ngày 17/8 là một trong loạt các bài báo gần đây cho thấy các quan chức phương Tây ngày càng hoài nghi về khả năng Kyiv có thể đòi lại những vùng lãnh thổ rộng lớn mà Nga đã chiếm ở miền đông và miền nam Ukraine.
Nga hiện chiếm khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine.
Bài báo của Washington Post, trích dẫn đánh giá của tình báo Mỹ, nói rằng lực lượng Ukraine sẽ không tiếp cận được thành phố Melitopol ở phía đông nam, điều này sẽ ngăn cản Kyiv đạt được “mục tiêu chính là cắt đứt cây cầu đất liền của Nga” tới Bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại thủ đô Washington, và các nhà phân tích khác tranh luận rằng chiếm Melitopol là cách duy nhất để Ukraine “cắt đứt cây cầu đất liền của Nga”.
Các quan chức Mỹ cũng nói rằng những thất bại về mặt chiến thuật của Ukraine đã khiến cuộc phản công bị đình trệ. Họ tin rằng Ukraine đã triển khai quá nhiều lực lượng ở phía đông, do đó cản trở khả năng đột phá ở phía nam.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh và các nhà phân tích khác tranh luận rằng sự thay đổi chiến thuật của Ukraine không hiệu quả.
Ukraine đã chiếm lại hơn 50% lãnh thổ mà Nga chiếm giữ sau khi xâm lược vào ngày 24/2/2022. Các ước tính cho thấy họ chỉ chiếm được một phần lãnh thổ đó – khoảng 160 km vuông – kể từ tháng Sáu.
Tướng Valerii Zaluzhnyi, chỉ huy lực lượng vũ trang Ukraine, nói với các quan chức Mỹ rằng lực lượng của ông đang trên đà đột phá, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 24/8.
Tốc độ phản công của Ukraine và sự lựa chọn chiến thuật của nước này phản ánh mong muốn ngăn chặn thương vong.
Vào tháng 5 năm nay, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã “xây dựng một số hệ thống công trình phòng thủ quân sự quy mô nhất từng thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới trong nhiều thập niên”, bao gồm “một nỗ lực đặc biệt nhằm củng cố biên giới phía bắc của Crimea bị chiếm đóng”.
Các công sự phòng thủ được pháo binh hỗ trợ của Nga, bao gồm chiến hào, dây thép gai, bẫy chống tăng và bãi mìn rộng hàng km – một số có tới 5 quả mìn trên mỗi mét vuông – đã tạo ra trở ngại ghê gớm cho bước tiến của Ukraine.
“Tất cả các hệ thống phòng thủ này được bố trí theo mô hình zig-zag cho phép hỗ trợ hỏa lực lẫn nhau giữa các chiến hào và đảm bảo các chướng ngại vật như bãi mìn, các kim tự tháp bê tông được thiết kế để cản xe bọc thép và mương chống tăng được bao phủ bởi cả vũ khí hỏa lực trực tiếp và gián tiếp”, ông Steve Brown, cựu chuyên gia đạn dược và sĩ quan xử lý bom của Quân đội Anh, viết trên tờ Kyiv Post.
Chiến thuật của Nga nhằm phá hủy các thiết bị rà phá bom mìn, bao gồm cả việc xếp mìn chồng lên nhau, thường buộc đặc công Ukraine phải rà phá mìn thủ công, đôi khi bằng cách bò qua các bãi mìn.
Nga cũng đã có thể đặt lại các bãi mìn đã được dọn sạch bằng máy bay không người lái.
Tờ Washington Post đưa tin “Ukraine đã phải gánh chịu thương vong lớn trước lực lượng phòng thủ được chuẩn bị tốt của Nga” trong tuần đầu tiên của cuộc phản công.
Các quan chức phương Tây đã dự đoán rằng Kyiv sẽ chấp nhận những tổn thất đó “như cái giá phải trả cho việc chọc thủng tuyến phòng thủ chính của Nga”.
Thay vào đó, Ukraine “chọn cách ngăn chặn” những tổn thất trên chiến trường thông qua sự thay đổi chiến thuật liên quan đến điều mà ông Mykola Bielieskov, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Ukraine, gọi là “một quá trình tiêu hao chậm”, liên quan đến những sự tham gia quy mô nhỏ trên khắp mặt trận.
Tờ New York Times đưa tin rằng việc rà phá các bãi mìn là “một quá trình cực kỳ chậm chạp” và “hầu như bất kỳ nỗ lực lớn nào chống lại lực lượng phòng thủ kiên cố của Nga được bảo vệ bởi các bãi mìn sẽ dẫn đến tổn thất rất lớn”.
Tương tự như vậy, tờ Financial Times đưa tin rằng các quan chức Mỹ đã thúc ép Ukraine “bớt nguy cơ chạm trán” để tăng cơ hội có thể chọc thủng phòng tuyến của Nga ở phía nam.
Các quan chức Ukraine cho biết việc giảm thiểu thương vong là cần thiết để duy trì tiềm năng chiến đấu lâu dài của Ukraine, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Ông Lawrence Freedman, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến tranh tại King’s College London, cho biết có sự khác biệt giữa việc chống lại rủi ro và liều lĩnh. Ông lập luận rằng không rõ Ukraine có thu được nhiều lợi ích hơn nếu họ tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn hơn hay không, “mặc dù thương vong chắc chắn sẽ cao hơn”.
Ông Freedman nói: “Ukraine đang đẩy lùi chậm nhưng chắc chắn, gây ra những tổn thất nặng nề trong khi làm hao mòn khả năng của Nga”.
Về phần mình, Nga đã dựa vào “các cuộc tấn công biển người” trong cuộc tấn công mùa đông ở miền đông Ukraine, dẫn đến thương vong lớn, đặc biệt là trong số lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner.
Các quan chức Mỹ giấu tên gần đây nói với tờ New York Times rằng nửa triệu binh sĩ Ukraine và Nga đã thiệt mạng kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Cả Nga và Ukraine đều không công bố ước tính toàn diện về thương vong.
(Nguồn Polygraph.info)
Ngày 23/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Luhansk, vùng đất ở miền đông Ukraine do Nga kiểm soát. Cuộc hội đàm này liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Nguồn tin truyền hình nhà nước Nga RT báo cáo rằng cuộc phản công của Ukraine đã không đạt được nhiều thành công và tốn nhiều nhân lực và trang thiết bị. Bài viết nêu lên sự lo ngại của các quan chức phương Tây về việc Ukraine có thể đạt được mục tiêu phản công hay không. Tuy nhiên, ngược lại với tuyên bố của Putin, nguyên nhân chính của sự lo ngại đó là việc Ukraine cố gắng tránh tổn thất không đáng có trên chiến trường.
Hastags: #Ông #Putin #đã #sai #Ukraine #không #coi #lính #của #họ #là #bia #đỡ #đạn
Nguồn bài viết: www.voatiengviet.com
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply