Quy định cụ thể để giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý và điều hành hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả. Điều này bao gồm việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng. Quy định này nhằm tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước, đóng góp vào nền kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển của đất nước..
(HQ Online) – Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn nhiều bất cập, trong đó các quy định pháp luật liên quan về quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đầu tư kinh doanh và quản trị điều hành DNNN trong kinh tế thị trường.
Khu vực DNNN đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Ảnh: ST |
Quy định về quản trị điều hành DNNN chưa đồng bộ
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, các DNNN cơ bản đã nỗ lực tổ chức sản xuất kinh doanh đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào một số hạn chế, tồn tại, ông Trung chỉ ra, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng; một số dự án còn chậm tiến độ…
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Nguyễn Đức Trung, là do hệ thống pháp luật về DNNN vẫn còn nhiều bất cập. Các quy định pháp luật liên quan về quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn và tài sản, đất đai, đầu tư…chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đầu tư kinh doanh và quản trị điều hành DNNN trong kinh tế thị trường; quy trình thủ tục báo cáo, phê duyệt nhiều tầng nấc, chưa được phân cấp triệt để. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định làm mất đi cơ hội, giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DNNN. Hơn nữa, hệ thống quản lý, giám sát DNNN, trong đó có DNNN quy mô lớn không theo kịp với yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả.
Do đó, mới đây, để tăng hiệu quả hoạt động cho DNNN, Nghị định số 69/2023/NĐ-CP (Nghị định 69) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được ban hành.
Nghị định 69 có nhiều nội dung sửa đổi đáng chú ý liên quan tới bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo DNNN. Chẳng hạn, điều kiện bổ nhiệm người quản lý DNNN, kiểm soát viên đã được nâng lên thành 9 điều kiện thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định số 159/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự từ nơi khác; bổ sung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý DNNN, kiểm soát viên; sửa đổi, bổ sung quy định về việc từ chức, miễn nhiệm người quản lý DNNN, kiểm soát viên…
Theo các chuyên gia, việc bổ sung và sửa đổi các quy định sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý và điều hành của người quản lý, kiểm soát viên tại các DNNN bởi đây là những doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế.
Nhà nước không can thiệp hành chính trực tiếp vào quản trị DNNN
Đáng chú ý, để tách bạch rõ nội dung chức năng quản lý, đầu tư vốn của đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản trị, điều hành của DNNN, Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Việc sửa đổi được kỳ vọng sẽ quy định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện, người đại diện chủ sở hữu vốn theo chức năng, nhiệm vụ.
Theo Bộ Tài chính, quá trình thực hiện Luật số 69/2014/QH13 đã giúp xác định quyền hạn, trách nhiệm và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với người quản lý DNNN, khắc phục việc DNNN sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đúng mục tiêu, chiến lược và đầu tư dàn trải… Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, hạn chế, dẫn đến còn cách hiểu khác nhau, Nhà nước còn can thiệp trực tiếp vào quản trị sản xuất kinh doanh của DN mà chưa thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện vốn.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, có 800 doanh nghiệp đang có vốn nhà nước đầu tư. Việc thực thi quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN đang thực hiện phân tán, bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các UBND cấp tỉnh; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, trong đó Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp lại là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn của SCIC.
Mặt khác, Nhà nước chưa thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp; chưa bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường. Các quy định hiện hành cũng chưa đảm bảo tính độc lập trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban điều hành; chưa xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh quản lý trong hệ thống quản trị của DNNN, bảo đảm trách nhiệm đi đôi với quyền hạn.
Vì thế, việc sửa Luật phải có quy định cụ thể để giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, hội đồng thành viên, ban điều hành; tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của cơ quan đại diện chủ sở hữu và chức năng quản trị, điều hành của DN; phân định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn chuyên trách với các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn khác; xác định rõ Nhà nước là nhà đầu tư vốn, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Quy #định #cụ #thể #để #giao #quyền #tự #chủ #cho #doanh #nghiệp #nhà #nước
Nguồn bài viết: haiquanonline.com.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply