CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên nghề: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Tên nghề bằng tiếng Anh: INDUSTRIAL ELECTRONICS
Trình độ đào tạo: trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Thời gian đào tạo: 2-3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1 Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo trung cấp nghề ngành Điện tử công nghiệp nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện, có hiểu biết về các nguyên lý, kỹ thuật, thiết bị, hệ thống điện tử trong công nghiệp. Có khả năng áp dụng các kỹ năng, kỹ thuật chuyên sâu về điện tử trong sản xuất để đảm đương công việc của kỹ thuật viên ngành điện tử công nghiệp.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
Thông hiểu các kiến thức căn bản về kỹ thuật điện tử.
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện tử, các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp
Phân tích được sơ đồ mạch của một số thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp như: bộ nguồn, bộ biến tần, máy hàn, mạch điện inverter của các thiết bị điện.
Kỹ năng nghề:
Lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, điện tử điều khiển cho các hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: băng chuyền, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm.
Thiết kế board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.
Lập trình cho các bộ điều khiển lập trình PLC, bộ biến tần, khí nén, thủy lực ứng dụng vào điều khiển trong công nghiệp.
Sửa chữa, thay thế được các mạch điện bên trong của bộ nguồn, bộ biến tần, máy hàn điện tử.
Kỹ năng khác:
Có tác phong công nghiệp.
Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc nhóm.
Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Công nhân lắp ráp, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp trong các tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.
Nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử công nghiệp.
Làm việc ở bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
Có khả năng tự tổ chức kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy hàn điện tử.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:
Số lượng môn học, mô đun: 20.
Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 71 tín chỉ.
Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 295 giờ.
Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1530 giờ.
Khối lượng lý thuyết: 444 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1381 giờ
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
3.1 Các môn học chung đã được tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng dựa trên chương trình chi tiết các môn học chung của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành.
3.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo để xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
3.3 Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
Lý thuyết: 60 – 90 phút
Thực hành: 120 – 180 phút.
3.4 Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.
3.5 Các chú ý khác (nếu có): không./.
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply