Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng giá điện mỗi ba tháng một lần nhằm bù đắp cho tình trạng lỗ hổng tài chính của tập đoàn Điện Lực. Người dân sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá này nhưng chính phủ đã cam kết sẽ hạn chế tác động tiêu cực đến người dân có thu nhập thấp. Quyết định này đang nhận được sự quan ngại từ công chúng vì nó có thể làm gia tăng áp lực tài chính lên người dân trong bối cảnh hiện tại đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19..
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Công Thương Việt Nam, vừa lên tiếng biện hộ cho đề nghị “điều chỉnh” giá điện cứ mỗi ba tháng một lần trong thời gian tới.
Khái niệm “điều chỉnh” ở đây được hiểu là chỉ có tăng chứ không có giảm.
Báo Người Lao Động hôm 5 Tháng Tám cho biết, ông Hải khẳng định rằng đề nghị nêu trên “nhằm bảo đảm mức độ tự quyết của doanh nghiệp [tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN)] trên khung giá đã được chính phủ quy định.”
Theo đó, EVN có thẩm quyền tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức dưới 5%, cụ thể là từ 3% tới dưới 5%.
Về nguyên nhân cần tăng giá điện thường xuyên hơn trong thời gian tới, ông Hải lập luận rằng do “ảnh hưởng của địa chính trị thế giới, giá nhiên liệu thế giới tăng cao từ cuối quý 1, 2022.”
“Chi phí nhiên liệu mà Việt Nam phải nhập cảng để sản xuất điện tăng theo giá thế giới làm chi phí mua điện của EVN tăng cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính và dòng tiền của tập đoàn,” ông Hải nói.
Ông này cũng khẳng định rằng việc tăng giá điện ba tháng một lần là để “tránh điều hành giật cục.”
Phát ngôn của ông Đỗ Thắng Hải cho thấy chính phủ Việt Nam sợ EVN bị lỗ hơn là người dân khốn khổ vì tăng giá điện.
Gần đây, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, đề nghị thời gian tăng giá điện bình quân tối thiểu là ba tháng một lần kể từ lần tăng giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là sáu tháng.
Giá điện được cho là “tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN.”
Hiện nay, giá điện bán lẻ bình quân là 2,000 đồng (chưa được 10 cent) mỗi kWh, áp dụng từ ngày 4 Tháng Năm.
Hồi cuối tháng trước, EVN công bố rằng họ bị lỗ 36,200 tỷ đồng ($1.5 tỷ) từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi các khoản tiết kiệm đầu tư, sửa chữa lớn và tài chính khác, mức lỗ là 26,200 tỷ đồng ($1.1 tỷ).
Đáng nói, trước sự bất bình của người dân, hầu hết các báo tại Việt Nam khi đưa tin vụ tăng giá điện trên Facebook đã khóa bình luận của độc giả để tránh hiển thị “comment tiêu cực.” (N.H.K) [qd]
Thứ trưởng Công Thương Việt Nam, ông Đỗ Thắng Hải, đã đề nghị tăng giá điện cứ ba tháng một lần để đảm bảo tự quyết của tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN). Ông Hải cho biết tăng giá điện là do ảnh hưởng của địa chính trị thế giới và tăng giá nhiên liệu từ quý 1/2022. EVN đã ghi nhận lỗ 36,200 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Các báo tại Việt Nam đã khóa bình luận về vụ tăng giá điện trên Facebook để tránh hiển thị comment tiêu cực.
Hastags: #Việt #Nam #tính #tăng #giá #điện #tháng #một #lần #để #bù #lỗ #cho #tập #đoàn #Điện #Lực
Nguồn bài viết: www.nguoi-viet.com
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply