Một tàu chở hàng chính thức đã rời ga Sóng Thần và đi đến Trung Quốc. Tàu này chở đến 500 tấn hàng hóa, công việc vận chuyển đã được bắt đầu..
Tàu liên vận xuất phát từ ga Sóng Thần, ước mơ của doanh nghiệp
Ngày 27-9, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt và UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi lễ chính thức ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc.
Đoàn tàu gồm 19 toa, chở tinh bột sắn với khối lượng khoảng 500 tấn dự kiến đến Phổ Điền, Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) ngày 5-10. Sau chuyến tàu đầu tiên này, căn cứ nhu cầu thực tế, ngành đường sắt sẽ tăng tần suất chạy tàu trên tuyến.
Chứng kiến đoàn tàu liên vận khởi hành, ông Lê Mạnh Hà, giám đốc điều hành Công ty TNHH DV-TM T&T, nói nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc hoặc quá cảnh qua nước thứ ba và ngược lại rất cao. Doanh nghiệp có thể làm thủ tục ngay tại ga Sóng Thần thay vì phải tới các ga biên giới. Tàu liên vận khởi hành đã biến giấc mơ thành hiện thực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics.
Theo ông Đặng Sỹ Mạnh – chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, năng lực hiện tại của ga Sóng Thần đáp ứng được 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm. Nguồn hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô, xe máy và nông sản, thực phẩm. Tàu liên vận đi từ ga Sóng Thần qua Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ ba (Nga, Mông Cổ, Trung Á và châu Âu).
Việc đoàn tàu liên vận xuất phát tại ga Sóng Thần tạo thuận lợi rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp. Bởi theo tính toán, một chuyến tàu đi từ Việt Nam sang châu Âu sẽ nhanh hơn khoảng một tuần so với phương tiện khác. Hơn nữa, khi làm thủ tục tại nội địa, doanh nghiệp sẽ chủ động để tránh ùn ứ, tắc nghẽn hàng hóa, nhất là hàng nông sản, ở khu vực biên giới.
Nâng cấp ga Sóng Thần cho xứng tầm
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về kế hoạch nâng cấp hạ tầng ga Sóng Thần cho phù hợp với vai trò ga hàng hóa lớn nhất phía Nam, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết hiện Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo ga Sóng Thần.
Theo ông Mạnh, dự kiến giai đoạn 2025 – 2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực ga Sóng Thần sẽ đạt đến 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn nhất trong hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.
Khi hạ tầng tại ga Sóng Thần phục vụ hoạt động liên vận quốc tế được đầu tư hoàn thiện, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy tàu mỗi ngày và cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng tại khu vực tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận.
“Hiện nay xuất nhập khẩu bằng đường sắt mỗi năm đạt 1,1 triệu tấn. Chính phủ đã chấp thuận phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt vào cuối năm 2022. Theo phương án này, trong những năm tới sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng mạnh lên gấp 3-4 lần hiện nay”, ông Mạnh nói.
Về việc thu hút vốn tư nhân bên cạnh vốn đầu tư công, ông Mạnh cho biết hiện nay, kết cấu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải đại diện một số quyền, nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản. Vì vậy ngành đường sắt đang lập đề án xin giao một số tài sản tại các ga hàng, ga khách có lợi thế về thương mại theo hình thức tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khi đó, ngành đường sắt sẽ chủ động lập dự án, mời các doanh nghiệp vào chung tay nâng cấp cải tạo hạ tầng hiện đại, xứng tầm.
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Tàu #liên #vận #chính #thức #chạy #từ #Sóng #Thần #đi #Trung #Quốc #chở #tấn #hàng
Nguồn bài viết: tuoitre.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply