Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của chính phủ hiện nay gặp một số vấn đề. Quốc hội cần cải thiện việc giám sát thông qua việc tăng cường hoạt động điều tra, kiểm tra và đánh giá công tác thi hành pháp luật. Đồng thời, cần tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của các cuộc họp, lễ trao đổi thông tin và công việc giám sát. Một số kiến nghị bao gồm thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan giám sát, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình giám sát..
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
Toàn cảnh Hội thảo
Theo TS.Trần Văn Thuân, giải trình từ trách nhiệm chính trị và thể chế hóa nội dung của vấn đề nào đó bằng con đường pháp lý là quá trình phát sinh, phát triển của nhận thức. TS.Trần Văn Thuân chỉ ra rằng lần đầu tiên trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam, thuật ngữ “giải trình” chính thức được quy định trong khoản 1 Điều 7 và gắn với vai trò trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Hội đồng dân tộc của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước,… báo cáo, giải trình và cung cấp những tài liệu về những vấn đề cần thiết.
TS.Trần Văn Thuân cho rằng trong lịch sử Lập Hiến cũng như Lập pháp của Việt Nam, khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 là cơ sở pháp lý đầu tiên hiện thực hóa cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình nói chung trong toàn bộ hệ thống mà điểm nhấn là Hội đồng các Ủy ban của Quốc hội. Từ quy định này của Hiến pháp mà Luật Tổ chức Quốc hội có một loạt các điều khoản như điều 43, điều 81, điều 83 có liên quan đến trách nhiệm giải trình. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên ghi nhận việc Bộ trưởng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý được quy định tại khoản 2 Điều 99. Như vậy, vấn đề giải trình đã được tiếp cận trên cả phương diện trách nhiệm của cơ quan thực hiện quyền hành pháp cũng như cơ quan thực hiện quyền lập pháp.
TS.Trần Văn Thuân
Bên cạnh việc ghi nhận những bước tiến trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ so với các nhiệm kỳ trước, TS.Trần Văn Thuân cũng chỉ ra thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ vẫn còn tồn tại những hạn chế. Thứ nhất về khuôn khổ pháp lý; Thứ hai về quá trình thực hiện; Thứ ba là so với yêu cầu, kì vọng của nhân dân.
Đánh giá về khuôn khổ pháp lý, từ quy định ban đầu của Hiến pháp, sau đó Quốc hội đã ban hành Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Và tiếp theo đến năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 về quy định một số thủ tục cho hoạt động giải trình. Như vậy là đã có bước tiến về mặt luật pháp.
Trong thực tiễn hoạt động giám sát, có thể nói trong thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ khóa XV, nhiều hoạt động giám sát được đẩy mạnh. Ví dụ như: Rất nhiều các đoàn giám sát của Quốc hội về an toàn thực phẩm, về vấn đề năng lượng, về vấn đề văn hóa,… Như vậy các hoạt động giám sát này đều liên quan đến việc khảo sát hay nhắc đến pháp luật. Từ những kết quả giám sát đó mà Quốc hội có những sửa đổi cụ thể, những điều chỉnh chính sách về mặt luật pháp. TS.Trần Văn Thuân ghi nhận những ưu điểm đó là đã gắn kết được những hoạt động giám sát với việc điều chỉnh chính sách trong hoạt động lập pháp cũng như quyết định những vấn đề mang tầm chiến lược của đất nước.
Về hoạt động giải trình mới được quy định trong một thời gian nhưng đã có bước tiến bộ chuyển biến, đặc biệt là việc giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội như Ủy ban Xã hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp có những bước tiến quan trọng, đã có những thông tin công khai, minh bạch trước nhân dân. Và thông qua hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc và các Ủy ban là bước ban đầu nhưng có tác động quan trọng trong việc chuyển biến nhận thức cũng như cung cấp thông tin đến nhân dân xoay quanh các vấn đề mà họ đang quan tâm, thúc đẩy các bộ ngành thực hiện các chính sách. Đó là những ưu điểm trong hoạt động giải trình tại các Ủy ban.
Về hoạt động chất vấn, đặc biệt là hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường vụ. Đây là bước phát triển mới so với trước đây. Trước kia, chúng ta chỉ chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, trong khi thời gian trước, chúng ta chỉ có 02 kỳ họp trên một năm, gần đây mới tăng thêm số lần họp. Nếu việc chất vấn chỉ tập trung trong 02 kỳ họp thì tính chất trao đổi sẽ không có, nếu chỉ hỏi đáp một chiều không tránh khỏi tình trạng thông tin và chất lượng sẽ bị mờ nhạt. Cho nên, TS.Trần Văn Thuân đánh giá cao phương thức tổ chức chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện phương thức này cũng chưa được nhiều, cần tăng cường hoạt động này trong thời gian sắp tới.
Từ việc nêu ra thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với thi hành pháp luật của Chính phủ, TS.Trần Văn Thuân nêu những điểm cần hoàn thiện đối với hoạt động này:
Một là, về mặt khuôn khổ pháp lý, mặc dù đã có những bước tiến tương đối tích cực về mặt số lượng văn bản, về mặt nội dung. Nhưng ngay trong những bước tiến đó đã bộc lộ những nhược điểm nhất định. Năm 2022, chúng ta đã ban hành Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 quy định về một số hoạt động giám sát nhưng trên thực tế cũng chỉ là dành cho Hội đồng các Ủy ban. Còn một loạt các hoạt động như phương thức giám sát văn bản quy phạm pháp luật; việc giám sát tại phiên họp Thường vụ như thế nào; việc giám sát tại kỳ họp Quốc hội như thế nào;… nhiều quy định vẫn còn thiếu.
Hai là, việc bỏ phiếu tín nhiệm. Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Đảng nhấn mạnh rằng thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội. “Thực hiện nghiêm” ở đây đòi hỏi quy trình, thủ tục của công tác này phải minh bạch và rõ ràng.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn cũng như nêu ra những điểm cần hoàn thiện, TS.Trần Văn Thuân gợi mở vấn đề nhận diện mục đích hoạt động giám sát của Quốc hội.
Nên nhận diện việc giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ tập trung ở quyền hành pháp. Việc đầu tiên, phải thúc đẩy chủ thể chịu sự giám sát thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Vì Chính phủ – cơ quan hành pháp được giao cho rất nhiều nhiệm vụ: ban hành pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật nên Quốc hội giám sát để thúc đẩy trách nhiệm chính trị của Chính phủ. Đây là vấn đề trọng tâm. Và bản thân hoạt động giám sát không mang tính tự thân, nó phục vụ cho việc thực hiện tốt những chức năng khác của Quốc hội, chẳng hạn như chức năng lập pháp, chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước,…/
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #THỰC #TRẠNG #HOẠT #ĐỘNG #GIÁM #SÁT #CỦA #QUỐC #HỘI #ĐỐI #VỚI #VIỆC #THI #HÀNH #PHÁP #LUẬT #CỦA #CHÍNH #PHỦ #VÀ #MỘT #SỐ #KIẾN #NGHỊ
Nguồn bài viết: quochoi.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply