Võ Nguyên Giáp là một Đại tướng vĩ đại của Việt Nam, người đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông đã giúp Việt Nam giành được chiến thắng trước quân đội Pháp và gặt hái thành công quốc tế. Vồn tưởng nhớ mãi công lao cao cả này của Đại tướng người hùng, người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ và tôn kính. Sự hiện diện của Võ Nguyên Giáp trong lịch sử quân sự đã khắc sâu trong tâm trí người dân Việt Nam và luôn được coi là điển hình cho lòng tự hào và sự quả cảm của quân đội và dân tộc Việt..
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người “Anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân sự, một vị tướng huyền thoại. Nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng đã diễn ra trên mảnh đất Cao Bằng. 79 năm qua, tên tuổi và hình ảnh Đại tướng gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và mãi lắng đọng trong tâm hồn, tình cảm của người dân Cao Bằng.
Đại tướng trong lòng nhân dân các dân tộc Cao Bằng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – “Người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao lớn được nhân dân cả nước và thế giới ngưỡng mộ. Sự nghiệp, công lao và tấm gương về nhân cách, đạo đức của Đại tướng trở thành một tượng đài bất tử trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Đối với nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được coi là một người thân trong gia đình. Những hình ảnh về Đại tướng trong những năm hoạt động cách mạng ở Cao Bằng, những lời căn dặn của Đại tướng trong những chuyến về thăm quê hương cội nguồn cách mạng luôn khắc sâu trong trái tim của mỗi người dân nơi đây. Ai cũng lấy đó làm động lực để xây dựng, bảo vệ quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta không thể quên một sự kiện gắn cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng với mảnh đất Cao Bằng, đó là chấp hành chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Ðạo, xã Tam Kim, (Nguyên Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng ngày nay. Ngay sau ngày thành lập, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã ra quân và giành thắng lợi trong trận đánh đồn Phai Khắt (ngày 25/12/1944) và đồn Nà Ngần (ngày 26/12/1944), mở đầu cho truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta.
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng những kỷ niệm, ký ức về Đại tướng trong những ngày gian khó luôn sống mãi trong lòng những người dân Cao Bằng. Ông Dương Mạc Thăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhiệm kỳ 2000 – 2005, con trai đồng chí Dương Mạc Thạch (tức Xích Thắng – Chính trị viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân) chia sẻ: Những câu chuyện về Đại tướng, tôi được nghe bố mẹ kể lại, Đại tướng là người giản dị và gần gũi; thời gian sống ở Tam Kim, Đại tướng luôn coi những người dân nơi đây như những người thân ruột thịt. Đại tướng học tiếng Tày, Mông, Dao để giao tiếp với bà con địa phương gần gũi, thân mật. Tất cả đồng bào xã Tam Kim và Hoa Thám (Nguyên Bình) luôn coi “thầy giáo Văn” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thân trong gia đình.
Từ sau ngày miền Nam giải phóng năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại thăm Cao Bằng 5 lần (lần cuối là năm 1994). 5 lần trở lại thăm nhà, thăm quê hương thứ hai, đó là ân tình sâu nặng của Đại tướng dành cho nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Mỗi lần lên Cao Bằng, gặp bà con các dân tộc, Đại tướng cũng nói tiếng dân tộc và Đại tướng luôn mong mỏi nhân dân các dân tộc sẽ luôn đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Xây dựng quê hương xứng đáng với kỳ vọng của Đại tướng
Khắc ghi lời dạy và niềm mong mỏi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết một lòng, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, năng động, sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tam Kim – mảnh đất mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống và hoạt động trong những năm hoạt động cách mạng đang đổi thay từng ngày, xứng đáng với tên gọi quê hương truyền thống cách mạng. Chủ tịch UBND xã Tam Kim Nông Thị Hiệp cho biết: Phát huy truyền thống anh hùng, những năm qua, nhân dân các dân tộc xã Tam Kim hăng say lao động sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Đến thời điểm hiện nay xã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, 100% xóm có đường ô tô đến trung tâm, 85% xóm được cứng hóa mặt đường. Công tác giáo dục được đẩy mạnh, đến nay, xã hoàn thành và duy trì phổ cập giáo dục THCS, mầm non 5 tuổi; duy trì 2 trường đạt chuẩn quốc gia, chuẩn quốc gia mức độ I. Các chương trình y tế quốc gia được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Các thiết chế văn hóa – xã hội được giữ vững; an ninh chính trị đảm bảo…
Không chỉ Tam Kim mà nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực vượt khó, đoàn kết, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh 6 tháng đầu năm tăng 3,29%; giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên 1 đơn vị diện tích (ha) đạt 46 triệu đồng; có 12,2% xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, bình quân các xã đạt 10,19 tiêu chí/xã; các nhiệm vụ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và kinh tế tư nhân tiếp tục phát huy hiệu quả. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 4,11%. Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế; các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Hiện, toàn tỉnh có 173 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 33,59%; số lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 250,6% kế hoạch. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được giữ vững.
Tháng 8 năm nay tròn 112 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những ngày này, nhân dân các dân tộc Cao Bằng và du khách lại tìm về Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) để thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhớ ơn Đại tướng – Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh phấn đấu, đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng, củng cố tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững quốc phòng – an ninh trên vùng đất quê hương cách mạng, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng chia sẻ.
Thủy Tiên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được mệnh danh là “Anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp của mình trên mảnh đất Cao Bằng, nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng liên quan đến ông. Nhân dân Cao Bằng luôn coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một người thân trong gia đình và ghi nhớ tấm gương về nhân cách, đạo đức của ông. Ong Dương Mạc Thăng, con trai của một trong những cộng sự đầu tiên của Đại tướng, đã chia sẻ về kỷ niệm và ảnh hưởng của ông. Ở Tam Kim, nơi ông sống và làm việc, nhân dân đang cùng nhau xây dựng một quê hương ngày càng phát triển, xứng đáng với mong muốn của Đại tướng.
Hastags: #Mãi #nhớ #ơn #Đại #tướng #Võ #Nguyên #Giáp
Nguồn bài viết: baocaobang.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply