Văn học nghệ thuật gắn liền với lịch sử của đất nước, là một phần hàng đầu trong văn hóa dân tộc. Từ thời xa xưa, văn học đã truyền tải những giai thoại về cuộc sống, truyền thống và giá trị đặc trưng của dân tộc. Các tác phẩm văn học như truyện, tiểu thuyết, thơ ca, kịch nghệ,… thể hiện tinh thần và cảm xúc của người viết, đồng thời phản ánh sự thăng trầm và vẻ đẹp của lịch sử dân tộc. Văn học nghệ thuật là truyền thống văn hóa to lớn, góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển nền văn hoá Việt Nam..
Cách đây 78 năm, Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức, bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bài hát Mười chín tháng Tám của nhạc sĩ Xuân Oanh là một tác phẩm tiêu biểu cho không khí sục sôi đấu tranh, ra đời ngay sau những ngày tổng khởi nghĩa và nhanh chóng vượt ra khỏi 5 cửa ô để đến với đồng bào trên khắp cả nước, thắp lên ngọn lửa tranh đấu trong mọi tầng lớp nhân dân trong những ngày đầu cách mạng. Văn học nghệ thuật đã trở thành nguồn cổ vũ cho đồng bào, chiến sĩ đứng lên giành độc lập.
Năm 1943, hai năm trước tổng khởi nghĩa, Đề cương về văn hóa Việt Nam được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa đã ra đời. Chính nhờ ánh sáng soi rọi từ văn kiện này, trước và trong Cách mạng Tháng Tám, nhiều sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ cách mạng đã ra đời, được truyền bá và trở thành vũ khí sắc bén dựa trên những nguyên tắc cơ bản, đó là dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa.
“Trước Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã chuẩn bị về mặt lý luận để sự ra đời một nền văn học nghệ thuật mới, đó chính là Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Sự chuẩn bị thứ 2 ngay sau đó về mặt thực tiễn là xây dựng Hội Văn hóa cứu quốc, bao gồm những văn nghệ sĩ yêu nước, gắn bó với dân tộc và hướng tới cách mạng. Văn học nghệ thuật đã thành một mặt trận, cùng với mặt trận chính trị và quân sự góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Ngay sau khi cách mạng thành công, những nghệ sĩ yêu nước, gắn bó với cách mạng đã khẳng định thành công và ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám là nhân dân tự vùng lên, giải phóng mình và giành độc lập cho tổ quốc”, GS.TS Đinh Xuân Dũng – Nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương chia sẻ.
Như cuộc tái sinh cho dân tộc, Cách mạng Tháng Tám không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho văn học nghệ thuật nước nhà. Từ đây, Việt Nam bước vào nền văn nghệ kháng chiến của đội ngũ đông đảo các nhà văn, nghệ sĩ, chiến sĩ. Đó là thời đại mới của văn học nghệ thuật.
Người ta nói rằng nghệ thuật luôn đến sau lịch sử. Thế nhưng, nghệ thuật đã góp phần đưa lịch sử trở thành những câu chuyện được nhắc nhớ mãi mãi. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám thì không có những tác phẩm âm nhạc, thơ ca, hội họa… chấp cánh tâm hồn cho cả dân tộc đến với bến bờ chiến thắng. Cũng nhờ những áng văn chương, nghệ thuật ấy, trang sử hào hùng của đất nước sẽ còn sống mãi trong ký ức của các thế hệ, không bao giờ bị lãng quên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Cách mạng Tháng Tám đã thành công vào năm 1945, giải phóng Việt Nam khỏi sự áp bức của thực dân Pháp và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bài hát Mười chín tháng Tám của nhạc sĩ Xuân Oanh đã truyền cảm hứng cho cuộc đấu tranh và lan tỏa khắp cả nước. Năm 1943, Đảng đã đưa ra Đề cương về văn hóa Việt Nam, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật phục vụ cách mạng. Văn học nghệ thuật đã đóng góp quan trọng và trở thành một phần trong thành công của Cách mạng Tháng Tám. Cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho văn học nghệ thuật Việt Nam.
Hastags: #Văn #học #nghệ #thuật #đồng #hành #cùng #lịch #sử #đất #nước
Nguồn bài viết: vtv.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply