Hamas tấn công Israel vì nhiều lý do khác nhau. Một trong số chúng là để phản đối chính sách của Israel đối với Palestine và nhân dân Palestine. Hamas cho rằng Israel quấy rối, áp bức và chiếm đóng vùng lãnh thổ Palestine. Ngoài ra, cơ sở cho cuộc tấn công còn là do sự căng thẳng kéo dài giữa hai bên, đặc biệt trong khu vực Jerusalem. Hamas cũng sử dụng việc tấn công để đánh dấu sự hiện diện và quyền lực của mình trong vùng..
Quan điểm cứng rắn của Hamas trong căng thẳng Israel – Palestine và những cáo buộc xoay quanh đền thiêng Hồi giáo đã dẫn đến cuộc tấn công của nhóm vũ trang vào Israel.
Tổ chức vũ trang Hamas ngày 7/10 phóng khoảng 5.000 quả rocket vào các thành phố Israel, đồng thời tổ chức nhiều mũi xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương bằng đường biển, đường bộ và dù lượn. Lãnh đạo nhóm tuyên bố hôm nay là ngày khởi đầu “cuộc chiến lớn nhất để chấm dứt tình trạng chiếm đóng” ở Palestine. Israel đã tuyên bố tình trạng chiến tranh và tung các đòn đáp trả.
Cơ quan y tế khẩn cấp Israel nói rằng ít nhất 70 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Cơ quan y tế Palestine cùng ngày thông báo các đòn tấn công trả đũa của Israel đã khiến 198 người chết và hơn 900 người bị thương. Đây là bước leo thang vũ trang nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua trong xung đột dai dẳng giữa Israel và các lực lượng đòi độc lập cho Palestine.
Mohammed Deif, thủ lĩnh quân sự của tổ chức Hamas, kêu gọi tất cả người Palestine tham gia “Chiến dịch Bão Al-Aqsa” và tuyên bố Palestine không thể tiếp tục chịu đựng tình trạng chiếm đóng do Israel áp đặt. “Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi kịch bản. Chúng tôi đã sẵn sàng đối phó nếu quân đội Israel tiến vào”, Saleh al-Arouri trả lời Al Jazeera, cáo buộc quân đội Israel lâu nay đã lên kế hoạch đưa quân vào Dải Gaza và Bờ Tây.
Hamas cho rằng quân đội và các lực lượng an ninh Israel “gây ra tội ác” trên lãnh thổ Palestine, đặc biệt là khu vực đền thiêng Al-Aqsa của người Hồi giáo ở Jerusalem.
Nhà thờ Al-Aqsa, nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Mohammed đã lên thiên đường, nằm trong khu vực Thành Cổ ở Đông Jerusalem. Trong Cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, Israel đã chiếm được Đông Jerusalem, thiết lập kiểm soát thực địa trên toàn bộ thành phố.
Israel từ đó coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt của mình. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế coi Đông Jerusalem, Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Dải Gaza là những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bất chấp sự phản đối từ chính phủ Israel.
Hamas là viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya trong tiếng Arab, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Nhóm được hình thành từ năm 1987 sau khi phong trào nổi dậy chống Israel (intifada) lần thứ nhất của người Palestine bùng nổ, chống lại việc quân đội Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza.
Hamas ban đầu vừa thực hiện cuộc đấu tranh vũ trang chống Israel và cung cấp chương trình phúc lợi xã hội cho người Palestine. Nhưng từ năm 2005, khi Israel rút quân đội và người định cư khỏi Dải Gaza, Hamas bắt đầu tham gia vào chính trị ở Palestine. Họ chiến thắng bầu cử quốc hội Palestine năm 2006 và kiểm soát Gaza từ năm 2007.
Mục tiêu của Hamas là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948. Phong trào này xác định con đường duy nhất để hoàn thành sứ mệnh là đấu tranh bạo lực, do đó Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình và không công nhận nhà nước Israel. Hamas đối chọi về mặt chính trị và chiến lược với phong trào Fatah của Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây, bên được quốc tế công nhận là chính quyền Palestine chính thức.
Tổ chức hiện được chia làm hai nhánh, gồm Dawah phụ trách dân sự và lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam phụ trách quân sự. Các thành viên Hamas đang chiếm thế đa số trong nghị viện Palestine, dù chính phủ vẫn do đảng Fatah của Tổng thống Abbas kiểm soát. Hamas và Israel đã vài lần xung đột trong 15 năm qua.
Salah Arouri, phó thủ lĩnh Hamas đang sống lưu vong, lý giải chiến dịch mới của nhóm là phản ứng “đối với những tội ác diễn ra dưới chế độ chiếm đóng”. Ông khẳng định đây là chiến dịch bảo vệ đền Al-Aqsa cùng hàng nghìn tù nhân Palestine đang bị Israel giam giữ.
Trong những năm qua, Israel đã gia tăng kiểm soát khu vực đền thờ Al-Aqsa, hạn chế người Palestine tiếp cận vùng đất thiêng, tổ chức nhiều vụ đột kích bằng vũ lực để bắt giữ những mục tiêu mà Israel cho là mối nguy hiểm hoặc giải tán những hoạt động họ cho là quá khích.
Truyền thông Arab đưa tin chính quyền Israel gần đây trấn áp người Hồi giáo Palestine ở Jerusalem, tạo điều kiện cho một số nhóm Do thái cực hữu tiếp cận khu đền Al-Aqsa. Phái chính trị này từ năm 1967 đã tuyên bố mong muốn kiểm soát hoàn toàn khu vực, phá dỡ những kiến trúc Hồi giáo lịch sử và xây dựng đền thờ Do thái giáo.
Nhà thờ Al-Aqsa được coi là địa điểm linh thiêng thứ ba trên thế giới của người Hồi giáo. Trong khi đó, người Do Thái cho rằng khu vực này có hai ngôi đền Do Thái thời cổ đại.
Lãnh đạo Hamas thông báo tổ chức này đã bắt nhiều người Israel, trong đó có những sĩ quan cấp cao, khi tiến hành chiến dịch tiến công. Ông nói rằng số binh sĩ Israel bị bắt đủ để buộc Tel Aviv thả toàn bộ tù nhân Palestine đang bị giam trong các nhà tù của nước này.
Israel và Ai Cập đã kiểm soát chặt chẽ biên giới với Dải Giaza trong những năm qua nhằm ngăn Hamas đưa vũ khí vào vùng này. Tuy nhiên, chính sách cả hai nước đã dẫn đến khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, khiến dân thường trong khu vực này khó tiếp cận nhu yếu phẩm cơ bản, nước và lương thực.
Người Palestine ở Bờ Tây lẫn Dải Gaza thường xuyên cáo buộc chính sách chiếm đóng của Israel khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn, đặc biệt là những chốt kiểm soát an ninh của quân đội Israel và chiến lược từng bước giành đất xây dựng cho người định cư Do Thái. Trong khi đó, Tel Aviv luôn khẳng định các biện pháp an ninh của họ phù hợp, nhằm đối phó mối đe dọa thường trực từ Hamas và các lực lượng không chấp nhận sự tồn tại của quốc gia Do Thái.
Theo Al Jazeera, chiến dịch của Hamas còn nhằm phát thông điệp chính trị đến các nước Arab và Hồi giáo đang có xu hướng bình thường hóa quan hệ với Israel. Bằng đợt tấn công với quy mô chưa từng có tiền lệ khiến Israel phải phản ứng quyết liệt và kéo dài chiến sự, Hamas buộc thế giới Arab phải tiếp tục cân nhắc “sự nghiệp Palestine” trong chính sách đối ngoại và quan hệ với Israel.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain vào năm 2020 đã ký thỏa thuận chấm dứt đối đầu với Israel và bình thường hóa quan hệ. Chính phủ Israel cũng đang thúc đẩy đàm phán bình thường hóa quan hệ với Arab Saudi, trong đó Mỹ đóng vai trò trung gian.
“Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế chấm dứt những tội ác đang diễn ra ở Gaza, những tội ác chống lại nhân dân Palestine và xâm phạm các địa điểm thiêng liêng như Al-Aqsa. Đó là lý do chúng tôi bắt đầu cuộc chiến này”, Khaled Qadomi, người phát ngôn Hamas, cho biết.
Tổ chức vũ trang kiểm soát Dải Gaza cho biết họ đã phát thông điệp kêu gọi “chiến binh kháng chiến ở Bờ Tây” cùng “các nước Arab và Hồi giáo” tham gia cuộc chiến.
Thanh Danh (Theo Al Jazeera, DNA India, Reuters)
Xem thêm: Tin tức thời sự Hà Nội mới nhất tại báo ĐSPL.
Hastags: #Vì #sao #Hamas #tấn #công #Israel
Nguồn bài viết: vnexpress.net
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply