TP.HCM không xin tiền mà chỉ mong muốn được áp dụng chính sách đặc thù. Thành phố này muốn có sự linh hoạt trong việc đưa ra quyết định và không bị ràng buộc bởi các quy định chung. Thay vì yêu cầu ngân sách, TP.HCM muốn được áp dụng các chính sách riêng để phát triển tốt hơn. Điều này giúp thành phố giải quyết các vấn đề cụ thể và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Chính sách đặc thù sẽ mang lại sự phát triển bền vững và tiến bộ cho TP.HCM..
PV: Thưa Chủ tịch TP.HCM, xin cho biết, cá nhân ông cũng như cán bộ, lãnh đạo thành phố đón nhận Nghị quyết 98 với tâm thế ra sao? Có sự lo lắng nào không?
Ông Phan Văn Mãi: Khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 98, lãnh đạo thành phố, cán bộ, công chức và người dân đều rất phấn khởi. Vì ai cũng hiểu, đây là cơ hội lớn, là cú đột phá để đưa thành phố trở lại quỹ đạo phát triển vốn có – như lời Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị triển khai nghị quyết toàn thành phố ngày 16/7.
Nhưng cũng có nhiều người dân, cựu lãnh đạo, lão thành cách mạng, kể cả một số chuyên gia… điện thoại, nhắn tin cho tôi với lo lắng “liệu thành phố có triển khai hiệu quả nghị quyết hay không”. Tuy nhiên, thành phố rất quyết tâm và tin tưởng sẽ thành công, vì nhân dân thành phố vốn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Không có chỗ cho sự sợ sệt
Có thể hiểu, lo lắng đó là từ việc thời gian gần đây, chính ông và cả Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng: “một bộ phân không nhỏ cán bộ có biểu hiện e dè, sợ trách nhiệm”?
Vừa rồi, vấn đề này rất nóng trên mạng và truyền thông. Nhưng tôi thấy điều này có phần vượt quá thực tế, nhiều nội dung truyền tải giống như nói “cả bộ máy thành phố không làm gì”.
Hãy nhìn vào thực tế, nếu không làm gì thì làm sao thành phố vượt qua được năm 2021 với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gần như chưa có tiền lệ. Không làm gì thì làm sao năm 2022 kinh tế đã phục hồi sau cơn bạo bệnh.
Nói thế không phải để bao biện, mà để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn.
Tuy nhiên, tôi thừa nhận là có một bộ phận ở đơn vị này, cơ quan khác có điều đó. Nhưng thành phố có xử lý, chứ không phải không làm gì, chỉ là chúng tôi không muốn ồn ào.
Cụ thể, trong thời gian chống dịch, thành phố đã điều chuyển nhiều cán bộ, thậm chí sắp xếp lại cho phù hợp vị trí, kể cả lãnh đạo cấp sở, quận, huyện…
Chúng tôi cũng đang tiếp tục làm, như Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói: “Thực hiện nghị quyết 98 với tinh thần tiến công, không có chỗ cho những người sợ sệt, không muốn làm”.
Vậy, ông có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ thành phố có ngang tầm nhiệm vụ khi thực thi Nghị quyết 98 hay không?
Đây cũng là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội đề cập khi làm việc với TP.HCM về Nghị quyết 98.
Do đó, thành phố ưu tiên tập trung xây dựng năng lực thực thi, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố đủ sức thực hiện Nghị quyết 98, cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo thành phố đánh giá, việc chuẩn bị đội ngũ, tâm thế để triển khai Nghị quyết khi được Quốc hội thông qua là rất quan trọng. Do đó, thành phố đã có sự chủ động về xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, ngang tầm nhiệm vụ.
Đồng thời, với 5 năm kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết 54 cũ, đội ngũ cán bộ của thành phố đủ sức thực hiện Nghị quyết 98.
Để cán bộ yên tâm thực thi nhiệm vụ mà sứ mệnh giao cho thành phố trong Nghị quyết 98, thành phố có những cơ chế bảo vệ cán bộ thế nào?
Trước hết, thành phố đã xây dựng “Đề án xây dựng nền công vụ TP.HCM hiệu quả”.
Xây dựng chính sách thu nhập tăng thêm để động viên và khuyến khích cán bộ (thu nhập tăng thêm 1.8 lần lương).
Thêm nữa là, xây dựng chính sách về nhà ở cho cán bộ và chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, cơ chế thăng tiến trong sự nghiệp…
Bên cạnh đó là triển khai Kết luận 14 của Bộ Chính trị về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Thành ủy và UBND TP cũng đã triển khai kế hoạch hành động từ Kết luận 14.
Ví dụ khi cán bộ triển khai công việc nhưng gặp vướng mắc theo quy chế hiện hành. Nhưng nếu cán bộ đó nghiên cứu, vận dụng cái mới để giải quyết được công việc phù hợp, mang lại lợi ích chung thì phải xây dựng kế hoạch trình lãnh đạo. Khi được duyệt thì theo kế hoạch mà làm.
Trong quá trình làm gặp rủi ro thì dừng lại, báo cáo lãnh đạo thì anh không bị tội. Vì cán bộ thực thi nhiệm vụ suất phát từ ý tốt, nên rủi ro trong quá trình đó là được tập thể bảo vệ.
TP.HCM xin cơ chế, không xin tiền
Lâu nay thành phố vẫn cho rằng, Trung ương điều tiết ngân sách cho thành phố chỉ 21% là thấp. Khi xây dựng dự thảo Nghị quyết 98, tại sao không xin tăng ngân sách?
Trước hết, tôi khẳng định là lần này, TP muốn xin cơ chế chứ không xin tiền, nên không muốn chia thêm miếng bánh ngân sách nữa.
Từ năm 2022, TP được tăng điều tiết từ 18% lên 21%. Và trong tình hình ngân sách eo hẹp như hiện nay, Trung ương giữ tỷ lệ này đến năm 2025, sau đó sẽ có cách tiếp cận khác.
“Với TP.HCM, mỗi phần trăm tăng lên là TP có thêm 2.000 tỷ đồng, nếu tăng thêm 5% là được thêm 10.000 tỷ. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng, nên xin tăng tỷ lệ lên 25% mới đủ. Tuy nhiên, TP không xin 10.000 tỷ mà xin cơ chế đầu tư 10.000 tỷ bằng hình thức PPP”.
Việc xin cơ chế để thu hút các nguồn lực từ đầu tư PPP, vậy thành phố có định lượng hay dự báo được nguồn lực này chưa?
Thực ra, định lượng chuẩn xác thì khó, nhưng dự báo từ rà soát và khảo sát là có.
Cụ thể, thu hút PPP trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao thì nhu cầu của TP rất lớn. Riêng ngành văn hóa, TP dự thảo kế hoạch với khả năng thu hút được khoảng 20.000 tỷ đồng. Lĩnh vực y tế, giáo dục nếu làm tốt cũng thu hút vốn không thua ngành văn hóa.
Đặc biệt với lĩnh vực giao thông, nếu tính dự án BOT thì có thể thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư. Chưa nói, nếu làm tốt TOD, tức khai thác tốt quỹ đất dọc Vành đai 3, quanh các nhà ga metro…thì thu hút tạm tính cũng hàng trăm nghìn tỷ, nhưng phải có quá trình dài, có thể đến 2025-2030.
Và khi những công trình giao thông phát triển, kéo theo đô thị, thương mại dịch vụ phát triển cũng thu lại rất nhiều, chưa nói đến giải quyết việc làm.
Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 là sự thuận lợi rất lớn cho thành phố? Ý kiến của ông?
Phải hiểu rằng, Nghị quyết 98 là thí điểm các chính sách mới, chưa có trong quy định pháp luật, hoặc có rồi nhưng chồng chéo, cản trở…cho nên đòi hỏi phải có ý kiến của bộ, ngành Trung ương.
Do đó, Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo sẽ quyết được chuyện này nhanh hơn, để cho ý kiến lớn khi có bất đồng giữa thành phố và các bộ, ngành. Còn lại thì tinh thần của Nghị quyết là phân cấp, phân quyền tối đa.
Người phát ngôn thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi, cho biết rằng lãnh đạo thành phố và người dân đều phấn khởi khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 98 vì đây là cơ hội để đưa thành phố trở lại con đường phát triển. Mặc dù có những người lo lắng về việc triển khai hiệu quả nghị quyết này, thành phố rất quyết tâm và tin rằng sẽ thành công. Thành phố đã xây dựng các cơ chế bảo vệ cán bộ và tạo ra các chính sách thu hút và khuyến khích cán bộ. Thành phố cũng đề xuất xin cơ chế PPP để thu hút nguồn lực đầu tư cho việc phát triển hạ tầng và các lĩnh vực khác.
Hastags: #Với #chính #sách #đặc #thù #TP.HCM #xin #cơ #chế #không #xin #tiền
Nguồn bài viết: vietnamnet.vn
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply