Wagner, một công ty quân sự tư nhân của Nga, đang trở thành mối đe dọa tiềm tàng ở phía đông NATO. Công ty này thường hoạt động như một lực lượng đặc nhiệm không chính thức và đã tham gia vào các xung đột ở Ukraina và Syria. Wagner được cho là có mối liên hệ mật thiết với chính phủ Nga và được sử dụng làm lực lượng hỗ trợ cho những hoạt động quân sự bất hợp pháp của Nga. Sự xuất hiện của Wagner tại các quốc gia Đông Âu gần đây đã khiến NATO ngại ngùng và nhìn nhận công ty này như một mối đe dọa tiềm tàng cho khu vực..
Nếu lính Wagner ở Belarus tấn công bất kỳ nước Baltic nào, NATO sẽ phải đáp trả, qua đó kéo liên minh vào xung đột trực tiếp với Nga.
Căng thẳng giữa Belarus với Ba Lan gần đây liên tục gia tăng sau khi hàng nghìn tay súng tập đoàn quân sự tư nhân Wagner tới Belarus theo thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi loạn hồi cuối tháng 6 tại Nga.
Cuối tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết hơn 100 lính Wagner đã di chuyển đến thành phố Grodno của Belarus, nằm gần biên giới Ba Lan.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 3/8 sau cuộc gặp với Tổng thống Litva Gitanas Nausea ở thành phố Suwalki, miền đông đất nước, Thủ tướng Morawiecki cho hay lính Wagner đã áp sát Hành lang Suwalki, dải đất chiến lược của Ba Lan nằm giữa Belarus và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga.
“Chúng ta cần lưu ý rằng các hành động khiêu khích sẽ tăng lên. Wagner cực kỳ nguy hiểm và họ đang được chuyển đến sườn phía đông để gây bất ổn”, Thủ tướng Morawiecki nói.
Các chiến lược gia quân sự phương Tây ví Hành lang Suwalki như “yết hầu NATO”, bởi nếu nó bị kiểm soát, ba quốc gia vùng Baltic thuộc NATO là Litva, Latvia và Estonia sẽ bị chia cắt hoàn toàn khỏi phần còn lại của khối.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từng gửi thông điệp đe dọa tới Ba Lan về sự hiện diện của Wagner tại nước này. Trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tháng trước, lãnh đạo Belarus nói rằng nhiều tay súng Wagner rất muốn “thực hiện một chuyến đi” tới Warsaw và Rzeszow, thành phố lớn nhất ở phía đông nam Ba Lan.
Hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta hôm 1/8 dẫn lời ông Lukashenko cho hay người Ba Lan “nên cầu nguyện rằng chúng tôi đang giữ chân lính Wagner và chu cấp cho họ. Nếu không, họ đã lọt vào và phá nát Rzeszow cũng như Warsaw”.
Theo giới quan sát, những bình luận từ lãnh đạo Belarus càng khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực. Một số chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể leo thang thành xung đột giữa Belarus và Ba Lan, cuối cùng biến thành một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và NATO. Điều 5 Hiến chương NATO quy định nếu bất kỳ thành viên nào của liên minh bị tấn công, nó sẽ được coi là cuộc tấn công vào cả khối, buộc toàn bộ các thành viên khác phải phản ứng bằng biện pháp quân sự.
Belarus có quan hệ chặt chẽ với Nga và từng cho Moskva sử dụng lãnh thổ để tiến công Ukraine hồi cuối tháng hai năm ngoái. Tổng thống Putin tuần trước còn cáo buộc Ba Lan có tham vọng lãnh thổ đối với Belarus và nhấn mạnh rằng Nga sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào nước láng giềng là một cuộc tấn công nhằm vào chính họ.
Theo Barbara Yoxon, giảng viên chính trị quốc tế tại Đại học Lancaster, Anh, Ba Lan hiện tại “coi Belarus là một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng an ninh châu Âu hiện nay”.
Bà lo ngại về khả năng các tay súng Wagner, vốn không phải là lực lượng quân đội chính quy, được triển khai đến Hành lang Suwalki, giúp tạo ra một liên kết trực tiếp giữa Nga và Kaliningrad.
“Nếu triển khai quân đồng thời từ Kaliningrad ở phía tây, và Belarus ở phía đông, Nga có thể tạo gọng kìm siết chặt yết hầu Suwalki, chia cắt hiệu quả ba quốc gia vùng Baltic khỏi các đồng minh NATO ở Trung và Tây Âu”, Yoxon nói.
Tiến sĩ Stephen Hall, giảng viên chính trị Nga tại Đại học Bath, Anh, hồi đầu tuần cho hay Wagner, với hỗ trợ của Nga, có thể tiến hành các hoạt động gây rối, phá hoại, thậm chí là tấn công nhằm chia cắt các nước vùng Baltic khỏi NATO.
“Nga luôn muốn chứng tỏ NATO chỉ là một con hổ giấy”, Hall nói. “Bằng cách cô lập ba nước vùng Baltic, họ có thể nhấn mạnh rằng liên minh sẽ không thể bảo vệ thành viên của mình”.
Nếu kịch bản này xảy ra, NATO sẽ đứng trước thách thức rất lớn, khi phải quyết định có đưa quân tới can thiệp ở Hành lang Suwalki hay không.
Nếu kích hoạt phản ứng quân sự, NATO sẽ châm ngòi cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, điều có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân giữa hai bên, theo Hall. “Đó sẽ là thảm họa nghiêm trọng mà NATO luôn muốn tránh”, ông cho biết.
Nhưng nếu liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo không hỗ trợ các nước Baltic trong trường hợp bị tấn công như nghĩa vụ phải làm, NATO sẽ “sụp đổ hoàn toàn”.
Tổng thống Litva Gitanas Nausea cho hay ông tin Hành lang Suwalki vẫn rất dễ bị tổn thương, mặc dù Thụy Điển, nằm bên biển Baltic, đang trên đường gia nhập NATO.
“Một số người nói rằng thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh NATO về việc kết nạp Thụy Điển đang làm thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực và tầm quan trọng chiến lược của Hành lang Suwalki đang giảm dần. Nhưng tôi chắc chắn không đồng ý với quan điểm này và tôi tin Hành lang Suwalki vẫn là mục tiêu khiêu khích tiềm năng từ cả Nga và Belarus”, ông nhấn mạnh.
Giới chuyên gia cho rằng mối lo ngại này là có cơ sở, nhưng khó xảy ra trong tương lai gần. Theo tiến sĩ Hall, việc Wagner tấn công lãnh thổ một thành viên NATO là bước đi “tự sát”, bởi nó tiềm ẩn rủi ro địa chính trị rất lớn.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở tại Mỹ, cũng nhận định lính Wagner ở Belarus có thể tiến hành một số hoạt động phá hoại phi truyền thống, nhưng không có khả năng gây ra mối đe dọa quy mô lớn cho cả Ukraine hoặc Ba Lan.
“Không có dấu hiệu nào cho thấy các tay súng Wagner ở Belarus được cấp các loại vũ khí hạng nặng cần thiết để tiến hành một cuộc tấn công lớn chống lại Ukraine hay Ba Lan”, nhóm học giả từ ISW nhận định.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia Litva Laurynas Kasciunas cho hay lính đánh thuê Wagner ở Belarus với sức mạnh chiến đấu hiện tại của họ không phải là nguy cơ lớn về mặt quân sự.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng mối đe dọa từ Wagner với sườn đông NATO có thể thay đổi bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào cách các tay súng này được trang bị vũ khí và những diễn biến thực tế trong quan hệ giữa Nga với phương Tây.
Vũ Hoàng (Theo AP, Washington Post, First Post)
Nếu lính Wagner tấn công bất kỳ nước Baltic nào, NATO sẽ phải đáp trả, kéo liên minh vào xung đột với Nga. Căng thẳng giữa Belarus và Ba Lan gia tăng sau khi hàng nghìn tay súng Wagner tới Belarus. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết đã có hơn 100 lính Wagner đến thành phố Grodno của Belarus. Thủ tướng Morawiecki cảnh báo rằng các hành động khiêu khích của Wagner có thể gây bất ổn trong khu vực. Nếu Hành lang Suwalki bị kiểm soát, ba quốc gia Baltic thuộc NATO sẽ bị chia cắt khỏi khối. NATO đứng trước thách thức lớn nếu phải can thiệp ở Hành lang Suwalki, có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga.
Hastags: #Wagner #mối #đe #dọa #tiềm #tàng #ở #sườn #đông #NATO
Nguồn bài viết: vnexpress.net
Hgvt.edu.vn trang tổng hợp kiến thức giáo dục, công nghệ, đời sống. Bạn có thể tự đánh giá nội dung và trở thành cộng tác viên của chúng tôi
Leave a Reply